Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?

10/08/2022
Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?
455
Views

Việc cây xanh bất ngờ gẫy đổ khi trời mưa, giông bão gây tai nạn, thậm chí làm chết người đã không còn là chuyện hy hữu. Nó trở thành mối lo ngại với người dân mỗi khi lưu thông trên đuờng. Tuy vậy, rất ít trường hợp nạn nhân được bồi thường. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Tình trạng cây xanh đổ gây hoang mang cho người dân?

Những năm qua, việc cây xanh trên phố bất ngờ gẫy đổ khi trời giông bão gây nguy hiểm, thậm chí làm chết người đã không còn là chuyện hy hữu, rất nhiều trường hợp khác cũng là nạn nhân của những hàng cây xanh xảy ra ở các địa phương. Khi “họa vô đơn chí” ập đến, người bị nạn cũng không thể “ôm cây bắt đền”. Vậy trong trường hợp này ai phải chịu trách nhiệm trước các thiệt hại?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 13. Bồi thường thiệt hại 

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Như vậy, bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự đặt ra đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi xâm phạm đến các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được pháp luật dân sự quy định.

Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bồi thường mà bên vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại phát sinh không phải do vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Căn cứ theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?
Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?

Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?

Căn cứ Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau:

“Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.”

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, giải thích sự kiện bất khả kháng như sau:

“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Như vậy, khi bị thiệt hại do cây xanh gãy đổ khi đậu xe bên đường thì có thể yêu cầu Công ty quản lý cây xanh bồi thường thiệt hại căn cứ quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015;

Tuy nhiên, trong trường hợp dù thiệt hại có xảy ra nhưng người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015;

Để xác định trường hợp cây xanh gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không, cần phải xác định xem Công ty quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…). Nếu họ đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.

Căn cứ Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định:

“Điều 11. Quy định chung về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị

1. Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.”

Như vậy, trách nhiệm của Công ty quản lý cây xanh là phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những phần thân cây mang tính chất rủi ro tiềm tàng. Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây đổ, gãy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thiệt hại do cây xanh đổ trách nhiệm thuộc về ai?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tai nạn do cây gãy đổ, ai chịu trách nhiệm?

Điều 11 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị quy định: “Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây”.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý cây xanh là phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những phần thân cây mang tính chất rủi ro tiềm tàng. Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây đổ, gãy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Mức bồi thường từ tai nạn do cây xanh gây ra sẽ bao gồm những gì?

Về mức bồi thường, nghĩa vụ bồi thường về thiệt hại tài sản bao gồm thiệt hại do tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng; thiệt hại về tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, gồm: thiệt hại tính mạng; chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe, tổn thất tinh thần…

Làm sao để biết cây xanh đó có nên đốn gục để tránh thiệt hại hay không?

Việc xâm hại cây xanh cũng đang rất nhức nhối. Rất nhiều vụ việc được công ty cây xanh báo cáo lên, phía trung tâm tiếp nhận và chuyển về cho công an quận huyện nắm xử lý nhưng hầu như không có vụ nào xử lý triệt để được.
Việc xâm hại cây xanh muốn xử lý phải bắt quả tang vì nhiều cây bị bức tử âm ỉ chết dần chứ không chết ngay tức thì. Thậm chí có những cây xanh cổ thụ bị chết sau khi đốn hạ để đảm bảo an toàn, phía trung tâm chừa lại đoạn thân từ gốc trở lên 5-7m để phục vụ điều tra nhưng nhiều vụ vẫn không có kết quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.