Cộng điểm ưu tiên thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm. Vậy năm 2022, thi vào lớp 10 thí sinh được cộng điểm ưu tiên như thế nào? Mời bạn đọc nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được giải đáp thắc mắc trên.
Cộng điểm ưu tiên thi vào lớp 10 THPT thế nào?
Theo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và THPT ban hành tại Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, chế độ cộng điểm ưu tiên thi vào lớp 10 các trường THPT không chuyên như sau:
Đối tượng được cộng điểm ưu tiên.
Nhóm | Đối tượng được cộng |
01 | + Con liệt sĩ; + Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; + Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”. + Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; + Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; + Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945. |
02 | + Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; + Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; + Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%. |
03 | + Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; + Người dân tộc thiểu số; + Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. |
Theo đó, thí sinh dự thi thuộc một trong các nhóm đối tượng nêu trên được cộng điểm ưu tiên khi tính điểm thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.
Mức điểm cộng ưu tiên.
Cũng theo Thông tư 11/2014, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18/2014 và Thông tư 05/2018, Sở giáo dục và Đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10.
Theo đó, mức điểm cộng thêm cho các nhóm đối tượng ưu tiên nêu trên như sau:
– Cộng 1,5 điểm cho đối tượng thuộc nhóm 01;
– Cộng 1 điểm cho đối tượng thuộc nhóm 02;
– Cộng 0,5 điểm cho đối tượng thuộc nhóm 03.
Cách tính điểm thi vào lớp 10 THPT.
Tính điểm thi vào lớp 10 THPT công lập không chuyên.
Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 – 2023 tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND, điểm xét tuyển vào lớp 10 với các tường THPT công lập không chuyên được tính như sau:
Điểm xét tuyển = (Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Ngữ văn) x 2 + Điểm bài thi môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên
Trong đó:
– Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.
– Điểm ưu tiên được căn cứ theo diện ưu tiên của học sinh.
Về quy tắc xét tuyển:
– Lấy theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
– Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0.
Tính điểm thi vào lớp 10 THPT chuyên.
Theo kế hoạch tuyển sinh, thí sinh thi vào các trường THPT chuyên sẽ phải vượt qua 02 vòng thi. Cụ thể:
– Vòng 01: Vòng sơ tuyển
Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS.
Theo đó, các trường sẽ chọn vào vòng 02 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 10,0 điểm trở lên, các tiêu chí được đánh giá bằng điểm số dựa trên kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế; kết quả xếp loại học lực 04 năm cấp THCS; kết quả tốt nghiệp THCS.
– Vòng 02: Thi tuyển
Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)
Trong đó, điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.
Về nguyên tắc tuyển sinh:
– Lấy theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
– Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.
Điều kiện dự tuyển THPT tại Hà Nội.
Trường THPT công lập không chuyên | Các trường THPT chuyên |
Thí sinh đáp ứng một trong các điều kiện sau: – Học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; – Có Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo mẫu CT07 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA (trong đó học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh được xác nhận Nơi thường trú tại Hà Nội). | Đối với thí sinh có hộ khẩu Hà Nội – Học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hoặc có Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo mẫu CT07 (trong đó học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh được xác nhận Nơi thường trú tại Hà Nội). – Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp trung học cơ sở (THCS) từ khá trở lên. – Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên. Đối với thí sinh các tỉnh khác Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có kết quả học tập năm học lớp 9 THCS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh thì được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên Trường THPT Chu Văn An. |
Lịch thi dự kiến THPT năm 2022.
Ngày | Buổi | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian làm bài | Giờ bắt đầu làm bài | Giờ thu bài |
18/6/2022 | Sáng | Ngữ văn | Tự luận | 120 phút | 8 giờ 00 | 10 giờ 00 |
Chiều | Ngoại ngữ | Trắc nghiệm | 60 phút | 14 giờ 00 | 15 giờ 00 | |
19/6/2022 | Sáng | Toán | Tự luận | 120 phút | 8 giờ 00 | 10 giờ 00 |
20/6/2022(Thi các môn chuyên) | Sáng | Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học | Tự luận | 150 phút | 8 giờ 00 | 10 giờ 30 |
Tiếng Pháp, Tiếng Đức Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (môn thay thế) | Kết hợp tự luận và trắc nghiệm | 120 phút | 8 giờ 00 | 10 giờ 00 | ||
Chiều | Vật lí, Lịch sử, Địa lí | Tự luận | 150 phút | 14 giờ 00 | 16 giờ 30 | |
Hóa học, Tiếng Anh | – Hóa học: Tự luận – Tiếng anh: Kết hợp tự luận và trắc nghiệm | 120 phút | 14 giờ 00 | 16 giờ 00 |
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Năm 2022, thi vào lớp 10 thí sinh được cộng điểm ưu tiên như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, Đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải thể công ty, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục ngừng kinh doanh công ty TNHH, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2022-2023 của Sở GDĐT vừa ban hành, có 4 đối tượng tuyển thẳng (a, b, c, d) được quy định như sau:
Đối tượng a: học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường Phổ thông dân tộc nội trú;
Đối tượng b: học sinh là người dân tộc rất ít người (thuộc một trong 16 dân tộc sau: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu);
Đối tượng c: học sinh khuyết tật. Học sinh khuyết tật là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng không bình thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Đối tượng d: Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội và thuộc đối tượng tuyển thẳng ở trên;
Học sinh chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT công lập trong KVTS nơi học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh có Hộ khẩu thường trú;
Trường hợp học sinh đủ điều kiện tuyển thẳng mà không có nguyện vọng tuyển thẳng thì phải tham gia thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2022-2023;
Trường hợp học sinh có nguyện vọng tuyển thẳng vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc trường THPT ngoài công lập, học sinh phải liên hệ và đăng ký trực tiếp với trường.
Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội, mỗi học sinh dự tuyển vào lớp 10 khối không chuyên ở Hà Nội sẽ có 3 nguyện vọng vào các trường THPT công lập. Trong đó 2 nguyện vọng phải nằm trong khu vực tuyển sinh, tương ứng với địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú của học sinh, nguyện vọng 3 được đăng ký bất kỳ trong 12 khu vực tuyển sinh của toàn thành phố.