Thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ 1.9

23/08/2022
573
Views

Học tập, học nghề là một trong các biện pháp quản lý phạm nhân cũng như là bước đầu chuẩn bị tiền đề để phạm nhân có thể tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng sau khi ra tù. Việc học tập, học nghề thông thường sẽ được tổ chức tại trại giam để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nhiều trại giam cơ sở vật chất không đảm bảo, không đủ điều kiện để tổ chức dạy nghề. Nghị quyết số 54/2022/QH15 vừa được Quốc hội ban hành, từ 1/9/2022, sẽ thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an. Vậy cụ thể nội dung phương án thí điểm này như thế nào? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ 1.9 ”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp luật

Phạm nhân được quy định như thế nào?

Phạm nhân là ai?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự quy định về khái niệm phạm nhân như sau:

 “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.”

Theo đó có thể hiểu phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù theo bản án, quyết định có hiệu lực của nhà nước và được Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định đó.

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Theo Điều 27 Luật thi hành án hình sự, phạm nhân có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của phạm nhân

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm. Được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế. Gửi, nhận thư, nhận quà, tiền. Đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

d) Được lao động, học tập, học nghề;

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo. Được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

Nghĩa vụ của phạm nhân

a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.

Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định

Chế độ học nghề của phạm nhân

Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về Chế độ học nghề của phạm nhân. Theo đó:

Căn cứ tổ chức dạy nghề

Căn cứ vào khả năng, trình độ văn hóa, sức khỏe, giới tính của phạm nhân, thị trường lao động, điều kiện cụ thể và khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân, trại giam tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản hoặc tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân; trại giam hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp (có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật) để tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề cho phạm nhân.

Đối tượng được dạy nghề

Tất cả các phạm nhân đang chấp hành án đều được dạy nghề. Trong đó với phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề. Mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề.

Kế hoạch dạy nghề cho phạm nhân

– Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt.

Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;

Chương trình dạy nghề cho phạm nhân

Tùy thuộc vào đối tượng dạy nghề sẽ áp dụng các chương trình dạy khác nhau. Cụ thể:

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân:

Chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

Chương trình đào tạo nghề thường xuyên cho phạm nhân:

Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng. Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động;

Chương trình, nội dung đào tạo nghề được Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo thẩm định và người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và ban hành.

Như vậy, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ điều kiện thực tế và thị trường lao động quy định các ngành, nghề đào tạo cho phạm nhân để đảm bảo điều kiện phạm nhận học nghề xong sau khi hết hạn tù trở về với cộng đồng thì xin được việc làm. Điều này nhằm tạo điều kiện thích hợp cho người sau khi ra tù tái hòa nhập với cộng đồng tốt, có công ăn việc làm để tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội.

Thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ 1.9

Thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ 1.9
Thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ 1.9

Nghị quyết 54/2022/QH15 vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 1.9.2022. Nghị quyết này quy định việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an, trong đó trại giam được áp dụng thí điểm hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Một số nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết trên gồm:

Trách nhiệm của trại giam

Trại giam chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hợp tác giữa trại giam với tổ chức trong nước, trực tiếp quản lý, giám sát khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân như trong trại giam. Tổ chức hợp tác với trại giam chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, bàn giao cho trại giam quản lý và phối hợp với trại giam thực hiện tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Kế hoạch hợp tác giữa trại giam với tổ chức trong nước do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt.

Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm

Theo Nghị quyết, số lượng trại giam được áp dụng thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam không quá một phần ba tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Danh sách trại giam được áp dụng thí điểm do Bộ Công an quyết định căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí do Chính phủ quy định.

Nguyên tắc tổ chức

Việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù;

b) Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự;

c) Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;

d) Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.

Những phạm nhân không được đưa ra ngoài trại giam

Không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

b) Phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên;

c) Phạm nhân tái phạm nguy hiểm;

d) Phạm nhân là người tổ chức trong vụ án đồng phạm về tội đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Phạm nhân có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 07 năm;

e) Phạm nhân là người nước ngoài;

g) Phạm nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

h) Phạm nhân dưới 18 tuổi;

i) Phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên;

k) Phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại “Kém”;

l) Phạm nhân đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ hoặc trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc;

m) Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật Thi hành án hình sự.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ 1.9”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phạm nhân là người già có phải tham gia lao động?

Theo quy định thì phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động. Do đó dù là người già nhưng nếu đủ sức khỏe thì vẫn phải tham gia lao động. Trường hợp già yếu, không đủ khả năng lao động thì theo kết luận của cơ sở y tế, có thể được miễn hoặc giảm giờ lao động.

Phạm nhân sau khi ra tù có được hỗ trợ?

Theo quy định về Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về hổ trợ tiền cho phạm nhân ra tù như sau:
Điều 7. Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng
1. Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

Phạm nhân có được học văn hóa khi ở trong tù?

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2019 thì:
– Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề.
– Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ.
– Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt.
Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy khi ở trong trại giam, phạm nhân sẽ lao động, học văn hóa, học nghề, lao động, nghỉ ngơi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.