Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật?

25/08/2022
Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật?
1023
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong qúa trình làm việc và sinh sống ta không thể tránh khỏi những tai nạn không mong muốn. Vậy Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật? Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

 Tai nạn lao động là gì ?

Tai nạn lao động là sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng người lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động. Tai nạn lao động luôn là nội dung không thể thiếu trong pháp luật lao động của hầu hết các nước. Ở Việt Nam, được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp: tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơi làm việc; tai nạn xảy ra ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn xảy ra trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động. Nguyên nhân của tai nạn lao động chủ yếu là do an toàn lao động không đảm bảo hoặc do các nguồn nguy hiểm trong sản xuất gây ra, hậu quả của nó là người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc tử vong. Vì vậy, người sử dụng lao động luôn luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa, bồi thường, trả các chỉ phí cấp cứu, điều trị và tiền lương trong thời gian điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động. Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra theo khoản 8 điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về khái niệm tai nạn lao động như sau:

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật?
Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật?

Phân loại tai nạn lao động

Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

– Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

– Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

– Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động

– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động như sau:

Điều 34: Khái báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau…..

b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);…..

– Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);

– Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 34 của Luật an toàn vệ sinh lao động ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:

– Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;

– Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại  Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

– Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động được thực hiện như sau:

– Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;

– Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.

Trách nhiệm của NSDLĐ đối với người lao động bị tai nạn lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

– Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này

Khi nào người lao động không được hưởng chế độ từ NSDLĐ khi bị tai nạn lao động ?

– Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

+  Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thế nào là tai nạn rủi ro theo quy định pháp luật?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Đổi tên căn cước công dân ,Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động là khi nào?

Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động đã chỉ rõ thời điểm hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng do tai nạn lao động và trợ cấp phục vụ như sau:
(i) Từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
(ii) Trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện: Tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa
(iii) Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp: Tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động?

Cơ quan BHXH 

Người lao động bị tai nạn giao thông có thể được xem là tai nạn lao động khi nào?

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 45 của Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc như nghỉ giải lao, ăn giữa ca…
(ii) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động…
(iii) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Thứ hai, Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc 03 trường hợp trên.
Như vậy, tai nạn giao thông có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu xảy ra trong 03 trường hợp nêu trên.
Tuy nhiên, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
(ii) Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
(iii) Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.