Thẻ căn cước công dân thay thế hộ chiếu khi đi những nước nào?

22/06/2022
Thẻ căn cước công dân thay thế hộ chiếu khi đi những nước nào?
571
Views

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; được bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Luật căn cước công dân 2014 quy định người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Vậy “Thẻ căn cước công dân thay thế hộ chiếu khi đi những nước nào?” Để có câu trả lời cho câu hỏi này; mời bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật căn cước công dân 2014

Nội dung tư vấn

Thẻ căn cước công dân là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:

– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.

 Ai là đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân ?

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…

Mã định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân là gì?

Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.

Mã định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.

Hộ chiếu là gì?

Thẻ căn cước công dân thay thế hộ chiếu khi đi những nước nào?
Thẻ căn cước công dân thay thế hộ chiếu khi đi những nước nào?

Hộ chiếu hay passport là một loại giấy tờ tùy thân để xuất, nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.

Cụ thể,  Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 định nghĩa:

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Trên hộ chiếu sẽ gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân…

Căn cước công dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu khi đi những nước nào?

Tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: 

2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA cũng nêu rõ:

Ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Như vậy, công dân có thể sử dụng Căn cước công dân thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Thực tế, việc không dùng hộ chiếu khi ra nước ngoài đã thực hiện được chưa?

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho phép công dân sử dụng các Căn cước công dân, tài khoản định danh mức độ 2 thay thế hộ chiếu.

Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa ký bất kỳ thỏa thuận hay hiệp ước nào với nước ngoài cho phép công dân hai nước sử dụng giấy tờ nhân thân khác thay thế hộ chiếu khi xuất, nhập cảnh.

Bên cạnh đó, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử của công dân cũng chưa thực hiện được ngay do ứng dụng định danh điện tử hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Khi ứng dụng này hoàn thiện và phát hành thì người dân mới có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng này.

Video thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Thẻ căn cước công dân thay thế hộ chiếu khi đi những nước nào? ” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Hợp thức hóa lãnh sự; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật cho phép loại giấy tờ nào được sử dụng thay hộ chiếu?

Hiện nay, pháp luật quy định có 02 thứ được sử dụng thay cho hộ chiếu trong một số trường hợp là:
Căn cước công dânTài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Trường hợp nào người dân cần cấp đổi hộ chiếu khi đổi CCCD có gắn chíp?

Khoản 1, Điều 23 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh là: “… Làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính”.
Ngoài ra, Điều 33 quy định về điều kiện xuất cảnh của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 cũng quy định: “Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên….”.
Theo đó, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng dưới 6 tháng, hộ chiếu bị hỏng, mất, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, giới tính, nếu có nhu cầu xuất cảnh thì cấp đổi hộ chiếu. Như vậy, thay đổi số CMND thành số CCCD tức là thay đổi thông tin nhân thân, cần phải cấp đổi hộ chiếu.
Tuy nhiên, nếu hộ chiếu còn giá trị trên 6 tháng và còn sử dụng giấy CMND cũ chưa quá 15 năm vẫn có thể dùng hộ chiếu cũ mà không cần phải cấp đổi ngay. Nếu đã có CCCD mới, không còn giấy CMND cũ thì phải cấp đổi hộ chiếu mới, vì trên hộ chiếu cũ có in số CMND trước đây.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.