Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học năm cuối có thời hạn giá trị sử dụng bao lâu?

11/08/2022
Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học năm cuối có thời hạn giá trị sử dụng bao lâu?
592
Views

Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là một giấy tờ rất quan trọng làm căn cứ để người dân được thanh toán các chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên để được hưởng quyền lợi này thì thẻ BHYT của người bệnh bắt buộc phải còn giá trị sử dụng. Vậy thời hạn sử dụng của thẻ BHYT là bao lâu? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học năm cuối có thời hạn giá trị sử dụng bao lâu?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Cơ sở pháp lý:

Hạn sử dụng của Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên được quy định thế nào?

Trước đây, mẫu thẻ BHYT cũ có ghi cụ thể về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST thì từ 01/8/2017 sẽ không ghi thời điểm hết hạn sử dụng trên thẻ BHYT nữa mà chỉ ghi thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng.

Cùng với đó, tại Quyết định 1666/QĐ-BHXH về việc ban hành mẫu thẻ BHYT mới từ 01/4/2021, mẫu mới này cũng chỉ ghi nhận thời điểm thẻ BHYT bắt đầu có giá trị sử dụng.

Tuy nhiên, người dân vẫn có thể căn cứ vào quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH để xác định thời hạn sử dụng của thẻ BHYT của từng đối tượng tham gia BHYT như sau:

  • Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
  • Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Trẻ em dưới 06 tuổi:

+ Trường hợp sinh trước ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

+ Trường hợp sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện đến khi không còn thuộc nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học năm cuối có thời hạn giá trị sử dụng bao lâu?
Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học năm cuối có thời hạn giá trị sử dụng bao lâu?

Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học năm cuối có thời hạn giá trị sử dụng bao lâu?

Về thời hạn của BHYT đối với học sinh, sinh viên được quy định tại điểm b khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018, ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT cụ thể như sau:

Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng

7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:

b) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

  • Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
  • Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Ngoài ra, nếu bạn chưa có việc làm để tham gia BHYT bắt buộc mà muốn có thẻ BHYT để khám, chữa bệnh thì bạn có thể tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Cũng theo Nghị định 146/2018, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình là các thành viên cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp và không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

Mức đóng của tất cả thành viên thuộc hộ gia đình được tính như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% của người thứ nhất.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Các trường hợp Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán

Khoản 1 Điều 28 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; nếu thẻ chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân; trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Lưu ý, thẻ BHYT được xuất trình phải có giá trị sử dụng.

Tuy nhiên, trong các trường hợp khám chữa bệnh sau, dù xuất trình được thẻ BHYT có giá sử dụng, người bệnh cũng sẽ không được Qũy BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh:

  • Các chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con, vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đã được ngân sách Nhà nước chi trả;
  • Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;
  • Khám sức khỏe;
  • Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị;
  • Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ;
  • Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;
  • Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Sử dụng chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng;
  • Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa;
  • Khám chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác;
  • Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
  • Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Căn cứ: Điều 23 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học năm cuối có thời hạn giá trị sử dụng bao lâu?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hạch toán thuế phụ thuộc, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Các cách tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ BHYT chính xác nhất?

Cách 1: Tra cứu trực tuyến theo đường link https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx
Cách 2: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (1.000 đồng/tin nhắn)
Soạn tin nhắn với cú pháp: BH<dấu cách>THE<dấu cách>Mã thẻ BHYT gửi 8079
Cách 3: Tra cứu thời hạn bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID

Hết hạn thẻ BHYT có cần đi đổi thẻ không?

Từ năm 2017 thẻ BHYT không còn in thông tin ngày hết hạn nên khi thẻ hết hạn, bạn không cần đi đổi thẻ mà thẻ sẽ tiếp tục gia hạn trên hệ thống nếu bạn đóng tiền hoặc đủ điều kiện hưởng BHYT.

Các trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng?

Theo Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 chỉ rõ, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.
Kéo theo đó, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh sẽ không được Qũy BHYT hỗ trợ mà phải tự mình thanh toán toàn bộ chi phí. Trước đây, hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT có thể bị phạt tiền lên đến 02 triệu đồng theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay, theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, hành vi này không còn bị xử phạt, nhưng người bệnh cũng sẽ không được hưởng các chế độ về BHYT.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.