Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng,chứng thực không?

24/11/2021
Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng,chứng thực không?
874
Views

Công chứng, chứng thực là thủ tục pháp lý được quan tâm hiện nay. Khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất thì đây là việc đầu tiên cần làm sau khi đặt cọc đất (nếu có). Nếu người dân không nắm rõ sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục. Vậy công chứng, chứng thực là gì? Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng,chứng thực không? Có cần các giấy tờ như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục,… khi thực hiện công chứng, chứng thực không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng năm 2014

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái quát về công chứng

Khái niệm

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Đặc điểm

– Công chứng là hành vi của Công chứng viên.

– Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch (đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác).

– Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện (vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp).

– Được nhà nước thực hiện quản lý.

– Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật.

– Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch.

Khái quát về chứng thực

Khái niệm

Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

CSPL: Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

– Có 4 hoạt động chứng thực sau:

+ Cấp bản sao từ sổ gốc

+ Chứng thực bản sao từ bản chính

+ Chứng thực chữ ký

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch

Đặc điểm

– Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người.

– Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế.

– Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý.

– Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.

Nguyên tắc thực hiện công chứng, chứng thực

Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Khách quan, trung thực (không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ làm ảnh hưởng đến bên thứ ba).

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.

– Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Được lựa chọn giữa công chứng và chứng thực

Khi chuyển nhượng nhà đất các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Nội dung này được quy định rõ tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.”

Theo đó, tùy thuộc vào ý muốn, việc đi lại, phí thực hiện mà các bên lựa chọn sao cho phù hợp với trường hợp của mình (thông thường để bảo đảm an toàn về mặt pháp lý thì các bên lựa chọn công chứng tại Văn phòng công chứng tư hoặc Phòng công chứng của Nhà nước).

Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng,chứng thực

Khi đất thuộc quyền sử dụng của cá nhân thì việc chuyển nhượng phụ thuộc vào ý chí của cá nhân đó; đối với trường hợp này thì việc công chứng do người sử dụng đất trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Riêng đất của hộ gia đình thì thực tế phát sinh nhiều trường hợp phức tạp.

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng đất của hộ gia đình thì phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, cụ thể:

“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.

Theo quy định trên, thành viên gia đình sử dụng đất không bắt buộc phải có mặt khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng. Thay vào đó, thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chỉ cần đồng ý chuyển nhượng bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng,chứng thực không?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Không nộp tạm ứng án phí Tòa sẽ có thụ lý vụ án không?

Câu hỏi liên quan

Thẩm quyền thực hiện công chứng?

– Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng. 
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm?

– Công chứng viên của các Phòng công chứng;
– Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
– Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.

Cá nhân, tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?

– Giả mạo người yêu cầu công chứng;
– Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
– Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
– Cản trở hoạt động công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận