Thành lập công ty hợp danh năm 2022

08/06/2022
Thành lập công ty hợp danh
415
Views

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn có cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty hợp danh. Vậy Công ty hợp danh là gì? Thủ tục và hồ sơ để thành lập công ty hợp danh có phức tạp không? Thành lập công ty hợp danh cần những gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Công ty hợp danh là gì? 

Theo quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020:

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Những đặc điểm nổi bật so với các loại hình doanh nghiệp khác

  • Mang bản chất đối nhân, công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người với yếu tố nhân thân luôn được xem xét kỹ lưỡng .
  • Các thành viên hợp danh trong công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ dựa trên tài sản của mình. Do vậy, Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Các thành viên góp vốn trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ dựa trên tài sản góp của mình;
  • Việc điều hành công ty không quá phức tạp, do ít số lượng thành viên và hầu hết các thành viên đều có uy tín với nhau.

Độ tin cậy về nhân thân của các thành viên đã tạo nên sự khác biệt cho công ty hợp danh.

Thành lập công ty hợp danh trọn gói
Thành lập công ty hợp danh trọn gói

Điều kiện để thành lập công ty hợp danh

Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành, để thành lập công ty hợp danh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải không thuộc trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp quy định Luật Doanh nghiệp;
  • Về vốn điều lệ, tùy vào ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh mà pháp luật quy định hoặc không quy định vốn điều lệ tối thiểu;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ gồm:

1. CMND hoặc Hộ chiếu của các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (sao y công chứng không quá 3 tháng)

2. Danh sách thành viên chủ sở hữu doanh nghiệp

3. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);

4. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo theo mẫu do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. 

5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

6. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

7. Các giấy tờ bản sao kèm theo:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.  
  • Đối với thành viên là cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (bản sao có chứng thực) 
  • Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao Điều lệ công ty, biên bản, quyết định về việc góp vốn thành lập công ty; Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả

Tiến hành nộp trực tiếp hồ sơ như trên tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp hoặc nộp hồ sơ qua mạng trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở, theo dõi kết quả và bổ sung theo hướng dẫn của chuyên viên (nếu có).

Thời gian làm việc: trong 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thành lập công ty hợp danh uy tín
Thành lập công ty hợp danh uy tín

Bước 3: Công bố thông tin hợp danh và khắc con dấu

Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh công ty hợp danh thành công, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc công bố công khai lên cổng thông tin doanh nghiệp, và khắc mẫu con dấu để việc kinh doanh đi vào hoạt động được dễ dàng đủ cơ sở pháp lý. 

Ngoài ra cần lưu ý thêm các công việc:

  • Thực hiện việc nghĩa vụ thuế
  • Thực hiện góp vốn theo cam kết (nếu có) trong thời hạn theo quy định,
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số,
  • Treo biển hiệu công ty, chức danh và phát hành hóa đơn,
  • Thuê kế toán, dịch vụ kế toán (nếu có).

Phí, lệ phí thành lập công ty hợp danh

– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần.

– Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

– Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập công ty trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

– Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Mời bạn tham khảo giá dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247

Bảng giá thành lập công ty của Luật sư 247
Bảng giá thành lập công ty của Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về Thành lập doanh nghiệp

Kinh nghiệm dịch vụ thành lập công ty của luật sư 247

Dịch vụ thành lập công ty của Luật Sư 247

Hiện nay, khi thành lập công ty thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.

Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247

1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ” Thành lập công ty hợp danh năm 2022 “. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Công ty hợp danh có được tăng giảm vốn điều lệ?

Công ty hợp danh được phép tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong trường hợp:
– Trường hợp công ty hợp danh tăng vốn: Công ty có thể kêu gọi các thành viên hợp danh ( có thể là các tổ chức hoặc cá nhân ) góp thêm vốn hoặc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới. 
– Trường hợp công ty hợp danh giảm vốn: Về vấn đề giảm vốn sẽ căn cứ vào các yếu tố về khoản nợ và các trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản của các thành viên công ty hợp danh. Công ty hợp danh muốn giảm vốn thì phải đảm bảo cam kết toàn phần trách nhiệm thanh toán của mình về các khoản trên, phải được hoàn thành đúng hạn và đúng nghĩa vụ.

Nguồn vốn của công ty hợp danh là gì?

Vốn của công ty hợp danh có thể bao gồm vốn điều lệ và vốn vay của công ty hợp danh. Vốn điều lệ của công ty hợp danh là vốn góp của các thành viên công ty hợp danh. Vốn vay là vốn mà công ty hợp danh vay của các cá nhân, tổ chức khác. Trường hợp công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì công ty hợp danh phải đáp ứng điều kiện này.

Công ty hợp danh là công ty đối nhân hay đối vốn?

So sánh với công ty cổ phần, công ty TNHH là một hình thức của công ty đối vốn thì công ty hợp danh lại là hình thức công ty đối nhân. Vì thành viên hợp danh của công ty hợp danh chủ yếu là những người thân thiết, có uy tín với nhau cũng góp vốn  sáng lập công ty hợp danh và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty hợp danh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.