Thành lập công ty cần những gì theo quy định pháp luật

08/07/2022
Để thành lập công ty cần những gì?
437
Views

Bạn có mong muốn trở thành một startup, hay bạn có ước mơ mở một công ty kinh doanh, hoặc chỉ xây dựng hệ thống nhà hàng, quán cafe cho riêng mình nhưng vẫn còn phân vân về pháp lý công ty? Đọc ngay bài viết dưới đây sẽ cung cấp và hướng dẫn bạn chi tiết mọi thứ cần thiết để để thành lập công ty cần những gì.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Để thành lập công ty cần những gì?

Bước 1. Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty/doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Có rất nhiều các loại hình công ty/doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó lựa chọn để phù hợp với tình hình, với tầm nhìn phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, các loại hình này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần dưới nhé.

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  2. Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  3. Công ty cổ phần
  4. Công ty hợp danh

Chuẩn bị CMND (hộ chiếu) bản sao công chứng:

Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.

Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:

Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp )

Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,….

Lựa chọn vốn điều lệ:

Sẽ được nói chi tiết tại phần dưới của bài

Lựa chọn chức danh người đại diện công ty:

Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (vốn pháp định, các quy định khác,…)

Để thành lập công ty cần những gì?
Để thành lập công ty cần những gì?

Bước 2. Tiến Hành Thành Lập Công Ty

Soạn thảo hồ sơ công ty

Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền

Có thể đăng ký thành lập của Website của sở kế hoạch đầu tư để tiết kiệm thời gian
Đăng ký tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Thủ Tục Làm Con Dấu Pháp Nhân

Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty
Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp
Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND

Thủ tục sau khi thành lập công ty
Thủ tục sau khi thành lập công ty

Thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập, các công ty cần thực hiện những thủ tục sau:

– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Các vấn đề về thuế:

+ Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

+ Đóng lệ phí môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số.

+ Đến cơ quan thuế tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử

+ Thực hiện việc báo cáo thuế và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.

– Tham gia bảo hiểm cho người lao động, bao gồm:

          + Bảo hiểm xã hội;

          + Bảo hiểm y tế;

          + Bảo hiểm thất nghiệp;

          + Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nếu doanh nghiệp hoạt động, đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong hệ thống các ngành được quy định trong pháp luật về đầu tư hiện hành, ví dụ như: kinh doanh thuốc lá, hóa chất, khách sạn, mỹ phẩm…

– Treo biển công ty tại trụ sở chính đã đăng ký để thể hiện thông tin công ty với địa chỉ, tên gọi, số liên lạc theo nội dung đăng ký kinh doanh.

– Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương.

– Thiết lập và đăng ký nội quy lao động.

Bảng giá thành lập công ty của Luật sư 247

Bảng giá thành lập công ty
Bảng giá thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty của Luật 247

Đăng ký thành lập công ty không phải là một thủ tục khó nhưng việc tư vấn ban đầu rất quan trọng. Việc được tư vấn làm đúng mọi thứ ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định, tự tin bước vào thị trường. Ngoài ra Luật 247 đã và đang áp dụng mô hình tư vấn theo hệ sinh thái, nghĩa là chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện tất cả thủ tục, hướng dẫn thành lập công ty cho khách hàng để khách hàng nhanh chóng đạt đạt mục tiêu.

Ưu điểm dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Luật sư 247

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về Thành lập công ty, doanh nghiệp

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Để thành lập công ty cần những gì?“. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Nên thành lập công ty gì?

2 loại hình công ty phổ biến nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn và Cổ Phần. Nếu bạn có từ 3 người trở lên thì nên thành lập công ty cổ phần. Giúp doanh nghiệp vừa uy tín về phần nhìn và thương hiệu, thủ tục cũng tương tự công ty trách nhiệm hữu hạn. Khác biệt chỉ là bạn có bao nhiều thành viên sáng lập

Khi thành lập công ty có cần ngay trụ sở công ty hay không?

Trụ sở công ty phải được kê khai trên hồ sơ thành lập công ty do đó ngay khi thành lập công ty, công ty cần có trụ sở ngay để kê khai chính xác trên hồ sơ đăng ký kinh doanh. Trườn hợp kê khai trụ sở không chính xác sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty phải thực hiện thay đổi để ghi nhận trụ sở theo đúng thực tế và địa giới hành chính.

Có được đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh ngay khi thành lập công ty?

Trừ một số ngành nghề chỉ được phép đăng ký một số ngành nghề kinh doanh trong phạm vi nhất định, công ty hoàn toàn có quyền đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh ngay khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Nhằm tránh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh mới, quý khách hàng nên dự liệu các ngành nghề kinh doanh cần kinh doanh trong tương lai để tránh phải thực hiện thủ tục nhiều lần và phát sinh chi phí không cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.