Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất thế nào?

12/04/2023
Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất thế nào?
296
Views

Chào Luật sư, hiện nay tôi được ba mẹ vợ ở quê cho đất rừng sản xuất lúc mới cưới. Giờ vợ chồng tôi đều có việc làm ổn định nên chắc không thể thực hiện việc trông coi, canh tác đất. Hiện nay đất rừng sản xuất có được chuyển thành đất ở hay không? Hôm trước vợ chồng tôi có bàn với nhau sẽ chuyển đổi đất rừng sản xuất thành đất ở nhưng không biết có được không? Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư 247 xin được tư vấn cho bạn như sau:

Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 10  Luật đất đai 2013. Và đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích kinh doanh sản xuất gỗ cây, lâm sản, các động vật rừng,…. Ngoài ra, đất rừng sản xuất còn mang ý nghĩa phòng hộ và bảo vệ rừng.

Đất rừng sản xuất được phân thành 2 loại:

– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

– Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

Nguyên tắc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang mục đích khác như thế nào?

Căn cứ điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:

– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.

–  Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.

– Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.

– Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.

– Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

– Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.

– Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.

Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất thế nào?
Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất thế nào?

Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất thế nào?

– Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với tổ chức. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với hộ gia đình, cá nhân.

– Về chủ chương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất: Quốc hội quyết định với rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên. Thủ tướng Chính phủ quyết định với rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 1.000 ha. Hồi đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định với rừng sản xuất dưới 50 ha.

Thủ tục thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất như thế nào?

Quy định trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng căn cứ điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Người sử dụng đất nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất tại cơ quan tài nguyên và môi trường. Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT hồ sơ gồm:

+) 01 Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu.

+) 01 Bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+) 01 Bản chứng minh nhân dân căn cước công dân, số hộ khẩu của người yêu cầu.

+) 01 Giấy ủy quyền thực hiện công việc (nếu cần).

– Cơ quan tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Và hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

+) Các giấy tờ nêu trên (hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất của người sử dụng đất).

+) Biên bản xác minh thực địa.

+) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chuyển đất ao sang đất sổ đỏ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của quốc hội như thế nào?

Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

Điều kiện để chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác gồm những tiêu chí bắt buộc nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định những điều kiện để chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác gồm:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
– Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
– Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.

Trình tự quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân là gì?

(1) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. 
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.