Tham ô tài sản bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định pháp luật

13/11/2021
Tham ô tài sản bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định pháp luật
1064
Views

Tình trạng quan liêu, tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản người khác;… đây là những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vậy hành vi tham ô tài sản là gì? Tham ô tài sản bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định pháp luật?

” Mới đây Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá TP Trà Vinh bị bắt vì tội Tham ô tài sản . Bà Cao Thị Ngọc Mai, Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao TP Trà Vinh bị bắt với cáo buộc tham ô 47 triệu đồng.

Bà Mai (47 tuổi) bị Công an tỉnh Trà Vinh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Tham ô tài sản, ngày 12/11. Khám xét nơi làm việc, nhà ở của bà, cảnh sát thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Năm 2017-2018, bà Mai là Giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thông tin và Thể thao TP Trà Vinh; điều hành, quản lý tất cả hoạt động của và là chủ tài khoản của đơn vị. Bà nhiều lần xuất hóa đơn bán hàng cho các đơn vị liên quan với tổng số tiền hơn 860 triệu đồng.

Theo điều tra, ngày 17/1/2018, bà Mai làm thủ tục rút 230 triệu đồng từ tiền bán hàng, sau đó chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục, chứng từ để hợp thức hóa chi hết số tiền này. Bước đầu, cơ quan điều tra chứng minh được bà Mai đã chiếm đoạt hơn 47 triệu đồng.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 112/2020 Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tham ô tài sản là gì?

Hành vi tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người thực hiện hành vi tham ô là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước; doanh nghiệp,…

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi tham ô tài sản có bị đi tù hay không? Thực hiện hành vi tham ô có thể bị xử phạt hành chính; xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Tham ô tài sản bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư; quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công; sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63 về hành vi chiếm đoạt tài sản công; mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 01 – 05 triệu đồng.

Như vậy, người nào thực hiện hành vi tham ô tài sản công dưới 02 triệu thì bị phạt tiền từ 01 – 05 triệu đồng.

Ngoài bị xử phạt hành chính, người tham ô còn bị áp dung các biện pháp khắc phục hậu quả là:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản; thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
  • Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

Xử lý kỷ luật

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức; có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức phạm tội tham ô bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định; bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án; cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Tham ô tài sản bị đi tù bao nhiêu năm?

Điều 353 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 đến dưới 100 triệu đồng; hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh; hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 01 đến dưới 03 tỷ đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạt tù từ 15 – 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân; hoặc tử hình khi tài sản chiếm đoạt trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội tham ô tài sản thuộc một trong hai trường hợp: Phạt tù từ 15 – 20 năm; Phạt tù từ từ 20 năm; chung thân hoặc tử hình (khoản 3 Điều 28 Bộ luật Hình sự);

– Có thể không thi hành án tử hình với người phạm tội tham ô tài sản nếu sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (điểm c khoản 3 Điều 40).

Bên cạnh đó, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 353 như trên.

Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản

Khách thể của tội phạm

Tội tham ô tài sản trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã hội, đó là:

  • Xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội;
  • Xâm phạm quan hệ sở hữu.

Mặt khách quan của tội phạm

Được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

  • Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Nghĩa là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như một phương tiện phạm tội để biến tài sản của Nhà nước thành tài sản của mình.
  • Hành vi khách quan của tội phạm: Là hành vi chiếm đoạt tài sản, được thực hiện một cách công khai hoặc bí mật. Thông thường, để che dấu hành vi chiếm đoạt, kẻ phạm tội thường có hành vi sửa chữa sổ sách; chứng từ, lập chứng từ giả, tạo hiện trường giả; tiêu hủy hóa đơn, chứng từ, đốt kho chứa tài sản…

Đối tượng tác động của tội phạm phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là:

  • Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý khi người phạm tội có quyền chiếm hữu hợp pháp với tài sản.
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục I Chương này (các tội tham nhũng), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Chủ thể của tội phạm

Phải thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện, đó là; người phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn và là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Khoản 6 Điều 353 còn bổ sung nhóm chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài Nhà nước mà còn tham ô tài sản; cũng bị xư rlys theo quy định tại Điều này.

Trên thực tế, chủ thể của tội tham ô tài sản thường thuộc ba nhóm sau:

Nhóm 1: Là người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý kinh tế;

( Ví dụ: thủ trưởng cơ quan, chánh văn phòng, trưởng phòng tài vụ, kế toán).

Nhóm 2: Những người đảm nhiệm công tác nghiệp vụ quản lý kinh tế tài chính

(ví dụ: kế toán, thủ quỹ, thủ kho…)

Nhóm 3: Những người đảm nhiệm những công việc mang tính độc lập nhưng có khả năng trực tiếp tiếp cận với tài sản; (Ví dụ:Người bảo vệ được quyền tiếp cận với tài sản, người lái xe chở hàng không có người áp tải).

Mặt chủ quan của tội phạm

Là lỗi cố ý trực tiếp.

Như vậy, người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đồng thời, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhẩt định đến 05 năm; phạt tiền đến 100 triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn củ chúng tôi về hành vi “Tham ô tài sản bị đi tù bao nhiêu năm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

Hành vi Giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng. Ngoài ra có thể bị phạt tù Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Tôi công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu; hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Tính công khai, trắng trợn của hành vi này được thể hiện ở chỗ; người thực hiện không hề giấu diếm hành vi vi phạm của mình. Đồng thời; khi bị chiếm đoạt tài sản; chủ sở hữu hay người quản lý tài sản biết rõ người chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt đó nhưng không thể ngăn cản hay làm gì khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận