Hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản là nhóm nội dung lớn, gồm nhiều quy định xuyên suốt các chương, điều của Luật Khoáng sản. Do đó, để đánh giá được nhóm nội dung này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá cụ thể các quy định liên quan như đã phân tích ở trên, trên cơ sở kết quả đánh giá sẽ có những đề xuất cho phù hợp với thực tế hiện nay. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thăm dò khoáng sản gây thiệt hại thì có phải bồi thường không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Thăm dò khoáng sản là gì?
Khu vực thăm dò khoáng sản là khoảng không gian giới hạn bởi diện tích theo bề mặt và chiều sâu được phép thăm dò ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản và phù hợp với đề án thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
Nguyên tắc hoạt động khoáng sản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Khoáng sản 2010, khoản 2 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động khoáng sản cụ thể như sau:
(1) Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(2) Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
(3) Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
(4) Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
Thăm dò khoáng sản gây thiệt hại thì có phải bồi thường không?
Theo Điều 4, Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại có hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò khoáng sản độc hại thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 – 60 triệu đồng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Cụ thể: nếu hành vi chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò thì mức xử phạt sẽ là 20 – 60 triệu đồng, còn nếu hành vi không thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò thì mức xử phạt sẽ từ 40 – 60 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, cụ thể: từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng chưa gây ô nhiễm; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tổ chức phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm:
- Luật khoáng sản 2010 do Quốc Hội ban hành ngày 17/11/2010
- Xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Nghị định 04/2022/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thăm dò khoáng sản gây thiệt hại thì có phải bồi thường không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, cá nhân tự quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Về các quy định liên quan đến khu vực khoáng sản, đây là quy định làm cơ sở cho việc cấp phép hoạt động khoáng sản. Hoạt động khoáng sản theo quy định sẽ chỉ được tiến hành trong khu vực hoạt động khoáng sản và được cấp phép theo quy định. Khu vực hoạt động khoáng sản là khu vực có khoáng sản đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định trong quy hoạch.
Đối với công tác quy hoạch khoáng sản, kể từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan thực hiện công tác phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, tính đến thời điểm hiện nay, với quy hoạch thuộc thẩm quyền các Bộ: Công Thương, Xây dựng đã rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung 08 quy hoạch khoáng sản.
Đối với quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, việc quy định về chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, đảm bảo sự giám sát, nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy các tổ chức, cá nhân ít sử dụng quyền này mà chủ yếu “lách” luật bằng cách thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty để tiếp tục thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản mà không thực hiện việc chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Theo khoản 2 Điều 42 và Điều 44 Luật Khoáng sản 2010, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại có nghĩa vụ như sau:
– Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
– Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
– Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
– Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
– Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010;
– Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; trường hợp đã gây ô nhiễm môi trường thì phải xác định đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm; trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;