Chào luật sư! Vấn đề bảo hiểm xã hội là 1 vấn đề quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động. Nhưng vẫn có không ít 1 bộ phận người lao động chưa hiểu rõ về bảo hiểm xã hội; có nhiều thắc mắc dẫ đến ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Ví dụ như muốn đóng bảo hiểm xã hội cao hơn có được không? Hay công ty kê khai đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn thì giải quyết như thế nào?… Rất mong được luật sư tư vấn về các thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trên của tôi cũng như nhiều người lao động khác mà chưa nắm rõ vấn đề. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
Thắc mắc 1 về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội:
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc; cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường; thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH); tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương; phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Thắc mắc 2 về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Pháp luật có sự giới hạn về mức tối đa đóng bảo hiểm xã hội; cụ thể như sau:
Tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội; trường hợp tiền lương tháng theo khoản 1 và khoản 2 điều 89 cao hơn 20 lần mức lương cơ sở (hiện nay, 20 lần mức lương cơ sở là 29,8 triệu đồng); thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội; khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ; đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thắc mắc 3 về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Các vấn đề tiền lương đóng bảo hiểm xã hội liên quan đến doanh nghiệp:
Theo khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội; người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. Như vậy; nếu người lao động có tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội cao; khi nghỉ hưu sẽ hưởng lương theo “tỉ lệ thuận” với số tiền đã đóng.
Công ty đã đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền lương thực tế; mà người lao động muốn đóng thêm để sau này được hưởng lương hưu cao hơn; thì cần thỏa thuận về việc tăng lương.
Thực tế; nhiều trường hợp công ty làm “hai bảng lương” (một bảng lương thực tế để trả cho người lao động; một bảng lương kê khai thấp để giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội); như vậy; nhiều công ty kê khai tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là việc làm sai quy định pháp luật; gây thiệt hại cho người lao động. Do đó; người lao động cần phải yêu cầu công ty thực hiện đúng quy định để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.
Thắc mắc 4 về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Vấn đề tiền thưởng tết, tiền ăn trưa có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn; sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Có thể bạn quan tâm
- Những thông tin cần biết về bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay
- Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin quy định
- Mang thai rồi mới đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản?
Như vậy; về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không phải căn cứ vào mức lương mà tùy thuộc vào người lao động hưởng lương theo chế độ nào; thì căn cứ vào đó sẽ tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội phù hợp. Lưu ý: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại;… Nếu muốn đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn thì người lao động cần thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tăng lương. Hay nếu công ty thực hiện kê khai đóng bảo hiểm xã hội không đúng thì cần phải đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc; gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai; và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Căn cứ khoản 1 điều 34 và điểm a khoản 1 điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội; khi sinh con lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản là 6 tháng; trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi; cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng; mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội; lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.