Tẩu tán tài sản phạm tội gì theo quy định pháp luật?

25/08/2022
Tẩu tán tài sản phạm tội gì theo quy định pháp luật?
514
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Tẩu tán tài sản phạm tội gì theo quy định pháp luật?Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc có tình giấu tài sản hoặc chuyển đổi tài sản của mình cho người khác nhằm trốn tránh trách nhiện là điều không thể chấp nhận được. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tẩu tán tài sản phạm tội gì theo quy định pháp luật? Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Tẩu tán tài sản phạm tội gì theo quy định pháp luật?

Tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo đó, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trên thực tế hành vi tẩu tán tài sản rất khó để chứng minh bởi vì cần xác định được được các giao dịch là  của bên muốn trốn tránh nghĩa vụ là giả tạo. Thực tế, các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp.

Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức “hợp đồng dân sự” mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất có thể thu thập được  được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không. Nếu chúng ta không có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh thì cho dù có Tòa án thụ lí giải quyết  yêu cầu đi nhưng thực tế thì tỉ lệ thắng kiện trọng vụ việc này sẽ không cao.

Tẩu tán tài sản tiếng anh là “Dispersal of assets”.

Tẩu tán tài sản phạm tội gì theo quy định pháp luật?
Tín dụng cá nhân là gì – timviec365.com

Quy định về hành vi tẩu tán tài sản trốn tránh nghĩa vụ

Xác định tài sản bị tẩu tán để trốn tránh nghĩa vụ

Theo đó, một khi chúng ta có các  tài liệu, chứng cứ mà chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh  thực hiện nghĩa vụ thì chúng ta có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa tuyên giao dịch dân sự trên vô hiệu do giả tạo.  Vấn đề này được quy định tại Khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Ngoài ra, đối với Khoản 2 Điều  75 Luật Thi hành án Dân sự cũng có các quy định liên quan về vấn đề này như sau:

“2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.”

Như vậy, trong trường hợp thực hiện giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được dùng để thi hành án thì không bị coi là tẩu tán tài sản. Và ngược lại giao dịch sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không dùng để thi hành án và không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ).

Trường hợp xác định hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (mà tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ 3 thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế để xác định điều này không phải là dễ dàng.

Xử lý hành vi tẩu tán tài sản

Trong trường hợp giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lí được quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời Điểm giao dịch được xác lập.

+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

+ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ  không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời Điểm được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời Điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Thêm vào đó, ngoài hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ  10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo Điểm a, Khoản 5, Điểm a Khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tẩu tán tài sản phạm tội gì theo quy định pháp luật?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ,Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản?

Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Có 3 biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Thi hành án đối với người không có tài sản do đối tượng đã tẩu tán tài sản trước khi thi hành án. Xin hỏi việc lấy lại tài sản bằng cách nào?

Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/72010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự” để ban tham khảo:
“1. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.
Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.
Thủ tục giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phát sinh trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của Toà án theo khoản 4 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự 2008 được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật, trường hợp có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án chỉ xử lý tài sản khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Làm gì để ngăn chặn việc tẩu tán sản?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án Dân sự 2014 quy định về quyền yêu cầu thi hành án dân sự của người được thi hành án như sau:
“Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.”
Như vậy, bạn có thể xử lý hành vi tẩu tán tài sản của người phải thi hành án bằng cách gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự đến chi cục thi hành án có thẩm quyền để được giải quyết.
Ngoài ra, bạn có thể làm đơn xin ngăn chặn việc chuyển nhượng tài sản gửi kèm đơn yêu cầu thi hành án để ngăn chặn hành vi tẩu tán của họ. Khi phát hiện hành vi tẩu tán của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản được quy định tại Mục 1, Chương IV Luật thi hành án Dân sự 2014.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.