Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

30/10/2021
Tảo hôn là gì? Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Hậu quả của việc tảo hôn? Chính sách của Nhà nước như thế nào
715
Views

Tảo hôn là gì? Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Hậu quả của việc tảo hôn? Chính sách của Nhà nước như thế nào

Trong rất nhiều hủ tục có một vấn nạn còn tồn tại bấy lâu nay đó chính là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn để lại những hệ lụy nghiêm trọng; lâu dài về mặt xã hội. Vậy tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 110/2013/NĐ-CP

Tảo hôn là gì?

Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này

Như vậy; tảo hôn ở Việt Nam là việc vi phạm quy định tuổi kết hôn; là một trong những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình.

Chiếu theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Như vậy có thể thấy, tảo hôn là việc hai bên nam nữ kết hôn với nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, tức nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi, nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi. Trên thực tế; có trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn và tảo hôn không đăng ký kết hôn.

Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Hủy kết hôn trái pháp luật

Với trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và có thể bị hủy khi có yêu cầu của những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Và theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định; Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý. Việc kết hôn sẽ bị hủy nếu như tại thời điểm xem xét yêu cầu hủy kết hôn; một trong hai bên không đủ điều kiện về độ tuổi hoặc một trong hai bên không yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Xử phạt vi phạm hành chính

Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.

Như vậy; về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:

 Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;

 Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự

Truy cứu trách nhiệm hình sự là chế tài áp dụng với hành vi tảo hôn; để lại hậu quả nghiêm trọng và có cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm

Theo quy định này; trường hợp tảo hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người thực hiện hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm. Theo đó; mức xử phạt được quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Hậu quả của việc tảo hôn

– Làm tăng nhanh dân số và giảm chất lượng dân số; ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc; giáo dục phát triển trẻ em.

– Ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất; tâm sinh lý; sức khỏe sinh sản của người phụ nữ; nhất là trẻ em gái.

Kết hôn khi còn sớm; khi mang thai và sinh con sẽ dễ gặp các về sức khỏe do cơ thể chưa phát triển dẫn đến con sinh ra mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, con bị đao, bị dị tật, suy dinh dưỡng, thường xuyên mắc bệnh và sức khỏe của người mẹ cũng không được đảm bảo, có thể sinh non, sảy thai hoặc thậm chí là tử vong.

– Tăng nguy cơ đói nghèo, lạc hậu, con cái không được nuôi dạy đầy đủ không thể phát triển được về thể chết và trí tuệ.

Kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi, lúc này kiến thức sinh sản không có nên việc chăm sóc để con phát triển tốt là không đảm bảo.

Chủ trương, chính sách của Nhà nước trước tình trạng tảo hôn tại các vùng dân tộc thiểu số

Trước thực trạng trên; những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương; chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội miền núi; chăm lo đời sống vật chất; tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trong đó; tập trung đẩy mạnh tuyên truyền gắn với phát động các phong trào vận động đồng bào dân tộc thiểu số giảm thiểu tảo hôn; hôn nhân cận huyết thống.

Các cơ quan; ban ngành; đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào về hậu quả của hôn nhân cận huyết thống; qua đó giúp người dân hiểu được những hệ lụy nghiêm trọng mà hôn nhân cận huyết thống gây ra cho bản thân họ và xã hội.

Ngành dân số; y tế phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung tuyên truyền về kĩ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên; thanh niên. Trong đó; tập trung vào các địa bàn có tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao. Đẩy mạnh công tác truyền thông; cung cấp kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì?

Xử lý ly hôn giả tạo theo quy định pháp luật hiện hành

Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?

Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. Trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Ly hôn giả tạo là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án. Nhưng thực tế có nhiều cuộc ly hôn không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân do cuộc sống hôn nhân không đạt được như mong muốn; mà nhằm trốn tránh cách nghĩa vụ khác. Như vậy; Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Hồ sơ để yêu cầu giải quyết việc kết hôn trái pháp luật?

– Đơn yêu cầu giải quyết việc kết hôn trái pháp luật.
– Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn.
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận