Tàng trữ chất cấm bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định 2022?

15/10/2022
Tàng trữ chất cấm bị phạt bao nhiêu năm tù?
453
Views

Chào Luật sư, tôi có một người quen gần đây bị công an bắt vì tội tàng trữ 100g ma túy tổng hợp. Tôi thường nghe nói những tội liên quan đến chất cấm thường sẽ bị tử hình. Cho tôi hỏi bạn tôi phải chịu mức án nào khi tàng trữ chất cấm là ma túy? Mong được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin phép được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là tàng trữ trái phép?

Tàng trữ trái phép là (Hành vi) cất giữ trái phép đối tượng cụ thể (trong người, ở nơi ở, ở nơi làm việc hoặc ở một nơi nào khác).

Tàng trữ trong từ điển tiếng Việt được hiểu là “cất giữ lại” hay cất giấu lại, để không ai biết. Tuy nhiên, việc cất giấu này không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất.

Trái phép là việc làm những việc mà pháp luật không cho phép, trái với quy định pháp luật

Từ đó có thể hiểu tàng trữ trái phép là cất giữ một số lượng hàng hóa, vật thể nhất định, mà việc cất giấu này trái với quy định của pháp luật.

Các tội về tàng trữ trái phép

Do tính chất đặc biệt của một số đối tượng nên hành vi tàng trữ trái phép một trong những đối tượng này bị luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Đó là:

– Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự;

– Tội tàng trữ trái phép vật liệu nổ;

– Tội tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

– Tội tàng trữ trái phép chất phóng xạ;

– Tội tàng trữ trái phép chất cháy, chất độc.

– Tội tàng trữ trái phép văn hóa phẩm đồi trụy;

– Tội tàng trữ trái phép các chất ma tuý;

– Tội tàng trữ trái phép các tiền chất dùng vào việc sản xuất ma tuý;

– Tội tàng trữ trái phép các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng chất ma tuý.

Thế nào là tàng trữ trái phép chất ma túy?

Có thể hiểu “tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giấu, cất giữ một cách trái pháp luật chất ma túy ở bất cứ đâu (giấu trên người hoặc một địa điểm nào đó) mà không nhằm mục đích để buôn bán hay vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.

Tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có quy định về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, theo đó các yếu tố cấu thành tội này như sau:

  • Về mặt chủ thể: Chủ thể của Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, với người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tàng trữ trái phép chất ma túy khi phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  • Về mặt khách thể: Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý chất ma túy.
  • Về mặt khách quan: Tàng trữ trái phép chất ma túy được thực hiện dưới các hành vi cất giấu, cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ đâu mà không nhằm mục đích để buôn bán hay sản xuất, vận chuyển chất ma túy.

Ngoài ra, hậu quả của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.

  • Về mặt chủ quan: Người phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý. Tức, họ biết hành vi của mình có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho người khác và xã hội, xâm phạm đến các mối quan hệ được pháp luật bảo vệ nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Tàng trữ chất cấm bị phạt bao nhiêu năm tù?
Tàng trữ chất cấm bị phạt bao nhiêu năm tù?

Chế tài với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy

Phạt hành chính

Căn cứ Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy”.

Theo quy định trên thì đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất là từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị tịch thu tang vật, cũng như phương tiện vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trách nhiệm hình sự

Theo Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy có thể phải chịu các khung hình phạt sau đây:

  1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

  1. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

e) Vận chuyển qua biên giới;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tàng trữ chất cấm bị phạt bao nhiêu năm tù?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đổi tên giấy khai sinh hay thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, quy định số căn cước công dân, kết hôn với người Đài Loan… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng vui lòng liên hệ:

Hotline: 0833102102

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào đối với tang vật bị tịch thu là chất ma túy?

Căn cứ Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi điểm c Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của Luật này.

Bên cạnh đó, tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại như sau:
Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Theo đó, đối với tang vật tịch thu là chất ma túy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tiêu hủy.

Lôi kéo người khác sử dụng ma túy có bị đi tù không?

Lôi kéo người khác sử dụng ma túy trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Lần đầu sử dụng ma túy bị xử lý thế nào?

Sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, vì thế người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.