Mẫu thể thức văn bản của Đảng mới nhất – Tải xuống mẫu hiện nay

15/01/2022
1105
Views

Thể thức văn bản của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản. Các thành phẩn này phải được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản. Tham khảo qua Mẫu thể thức văn bản của Đảng mới nhất dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Quy định số 66-QĐ/TW

Mẫu thể thức văn bản của đảng mới nhất

1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng.

Văn bản chuyên ngành, văn bản khi in thành sách và các ấn phẩm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hướng dẫn này.

2. Đối tượng áp dụng

Văn bản này áp dụng đối với các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở.

Hệ thống các trường chính trị, các cơ quan, tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng văn bản này.

3. Yêu cầu

Văn bản chính thức của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng phải thống nhất thể thức và kỹ thuật trình bày để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn.

4. Trách nhiệm của các cá nhân

– Người ký văn bản là người chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

– Chánh văn phòng hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng có trách nhiệm thẩm định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

– Cán bộ, nhân viên được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

– Cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ văn thư cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trước khi trình ký, phát hành.

Hướng dẫn thể thức văn bản của đảng mới nhất

Dưới đây là mẫu thể thức văn bản của đảng mới nhất:

Tiêu đề “Đảng Cộng sản Việt Nam”

1. Thể thức

Tiêu đề “Đảng Cộng sản Việt Nam” là thành phần thể thức xác định văn bản của Đảng.

2. Kỹ thuật trình bày

Tiêu đề trình bày trang đầu, góc phải, dòng đầu, phía dưới có đường kẻ ngang ngăn cách với địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; đường kẻ ngang nét liền, có độ dài bằng độ dài tiêu đề (ô số 1, Phụ lục 1).

Ví dụ:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

________________________________

Tên cơ quan ban hành văn bản

1. Thể thức

Tên cơ quan ban hành văn bản là thành phần thể thức xác định tác giả văn bản. Ghi chính xác, đầy đủ tên cơ quan ban hành văn bản theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc văn bản thành lập của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng có thẩm quyền.

Ví dụ Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ…

*

Ví dụ Văn bản của cấp uỷ các cấp và chi bộ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Ví dụ Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN TỔ CHỨC

*

Ví dụ Văn bản của các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

VỤ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

*

Ví dụ Văn bản của liên cơ quan ban hành

BAN TỔ CHỨC TỈNH UỶ – SỞ NỘI VỤ

*

2. Kỹ thuật trình bày

Tên cơ quan ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng. Đối với văn bản của liên cơ quan, ghi tên cơ quan, tổ chức chủ trì trước, giữa các tên cơ quan, tổ chức có dấu gạch nối (-).

Tên cơ quan ban hành văn bản trình bày góc trái, dòng đầu, ngang với tiêu đề, phía dưới có dấu sao (*) ngăn cách với số và ký hiệu văn bản (ô số 2, Phụ lục 1).

Số và ký hiệu văn bản

1. Thể thức

a) Số văn bản là số thứ tự của văn bản được đăng ký, quản lý tại văn thư cơ quan.

– Số văn bản của đại hội đảng các cấp ghi liên tục từ số 01 chung cho tất cả các tên loại văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu kể từ ngày khai mạc đại hội đến hết ngày bế mạc đại hội.

– Số văn bản của liên cơ quan ban hành ghi liên tục với số văn bản cùng tên loại của cơ quan, tổ chức chủ trì.

– Số văn bản mật ghi liên tục với số văn bản không mật cùng tên loại văn bản.

b) Ký hiệu văn bản gồm nhóm chữ viết tắt của tên loại văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản.

– Ký hiệu tên loại văn bản là chữ cái đầu các âm tiết của tên loại văn bản, như: NQ (nghị quyết), CT (chỉ thị), KL (kết luận)…

– Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản là những chữ cái đầu các âm tiết của tên cơ quan đó.

Ví dụ Báo cáo của đại hội: “Số 16-BC/ĐH”

2. Kỹ thuật trình bày

Số văn bản viết bằng chữ số Ả-rập. Số văn bản nhỏ hơn 10 phải ghi số 0 phía trước. Giữa số và ký hiệu có dấu gạch nối (-). Giữa chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch chéo (/). Giữa chữ viết tắt của liên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch nối (-).

Số và ký hiệu văn bản trình bày cân đối dưới tên cơ quan ban hành văn bản.

Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản

1. Thể thức

a) Địa danh ban hành văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng đặt trụ sở.

– Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp Trung ương. Ghi địa danh ban hành văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được người có thẩm quyền ký ban hành.

2. Kỹ thuật trình bày

Ngày dưới 10 và tháng dưới 3 phải thêm số 0 ở trước và viết đầy đủ chữ ngày, tháng, năm; giữa địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản có dấu phẩy (,).

Tải xuống mẫu thể thức văn bản của Đảng mới nhất năm 2022

Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản

1. Thể thức

– Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản. Các văn bản ban hành đều ghi tên loại văn bản, trừ công văn. Trích yếu nội dung văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh nội dung chủ yếu của văn bản.

2. Kỹ thuật trình bày

Tên loại văn bản trình bày một dòng riêng, trích yếu nội dung văn bản trình bày dưới tên loại văn bản; phía dưới trích yếu nội dung văn bản có năm (5) dấu gạch nối (-) ngăn cách với nội dung văn bản.

Tên loại và trích yếu nội dung văn bản trình bày chính giữa trang đầu văn bản (ô số 5a, Phụ lục 1).

Riêng trích yếu nội dung văn bản của tên loại công văn trình bày dưới số và ký hiệu văn bản (ô số 5b, Phụ lục 1).

Ví dụ:

Số 268-CV/VPTU

Chuẩn bị hội nghị trực tuyến

quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII

Nội dung văn bản

1. Thể thức

Nội dung văn bản là thành phần thể thức chủ yếu của văn bản. Nội dung văn bản phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

– Đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Phù hợp với tên loại văn bản; diễn đạt phổ thông, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

– Chỉ viết tắt những từ, cụm từ thông dụng. Có thể viết tắt những từ, cụm từ sử dụng nhiều lần trong văn bản, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó.

– Khi viện dẫn cần ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản; các lần viện dẫn tiếp theo chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

2. Kỹ thuật trình bày

Thông thường nội dung bản văn được dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào khoảng 10 mm; khoảng cách giữa các đoạn văn bản (Spacing) tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng (Line spacing) tối thiểu là 18pt (Exactly); kết thúc nội dung văn bản có dấu chấm (.).

Những văn bản có phần căn cứ ban hành, mỗi căn cứ trình bày một dòng riêng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), riêng căn cứ cuối cùng có dấu phẩy (,).

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Mẫu thể thức văn bản của Đảng mới nhất năm 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; ngừng kinh doanh… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102

Mời bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay có các loại văn bản hành chính nào?

Hiện nay có những loại văn bản hành chính sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Thể thức văn bản là gì?

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản. Trong đó bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.