“Xin chào luật sư. Tôi dự định đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch cho khách sạn của tôi. Tôi muốn hỏi hiện nay pháp luật có bắt buộc phải xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hay không? Tại sao phải xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch? Hồ sơ, trình tự thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch quy định như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện nay, vấn đề này được quy định ra sao? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch dựa trên tiêu chí nào?
Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 50 Luật Du Lịch 2017. Cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
3. Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
a) Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;
b) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.
1.1. Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch;
b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch;
c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước;
d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
1.2. Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
1.3. Biệt thự du lịch (tourist villa)là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
1.4. Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
1.5. Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
1.6. Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
1.7. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
1.8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch.
Tại sao phải xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch?
Có thể thấy, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch là một trong những vấn đề quan trọng. Bởi lẽ, đây đó là cơ sở làm tăng độ uy tín cho các khách sạn được xét hạng sao, tăng độ tin cậy dịch vụ để du khách biết trước mình sẽ được trải nghiệm những gì trên thực tế. Điều đó giúp du khách có được chuyến đi nghỉ dưỡng, tham quan mong muốn và có được trải nghiệm tận hưởng thú vị nhất.
Đồng thời, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch cũng được coi là phương thức quảng bá hình ảnh,quảng bá dịch vụ cho các khách sạn, đối với Khách hàng bỏ ra chi phí lưu trú theo đúng mức độ chất lượng xếp hạng theo quy định và các Cơ quan chứng năng dễ dàng thuận tiện khi quản lý các khách sạn đã được xếp hạng sao. Việc thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch cũng được pháp luật quy định rõ cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này.
Hồ sơ đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
Để được đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
- Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
Trình tự thủ tục đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện nay được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đề xuất đi du lịch cho công ty
- Thành lập công ty du lịch hiện nay như thế nào?
- Các loại bảo hiểm du lịch gồm những loại nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tại sao phải xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo vệ thương hiệu; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Du lịch 2017 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch trong trường hợp này chỉ mang tính khuyến khích mà không bắt buộc.
– Hạng 1 sao, 2 sao: 1.500.000 đồng/hồ sơ.
– Hạng 3 sao: 2.000.000 đồng/hồ sơ.
– Hạng 4 sao, 5 sao: 3.500.000 đồng/hồ sơ.
Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định.