Trong mọi lĩnh vực của đời sống; không có lĩnh vực nào luôn diễn ra một cách trơn tru, hoàn hảo mà luôn có nhưng sai sót xảy ra. Trong giao thông, khi sai sót trong việc tham gia giao thông; sẽ tạo nên tai nạn giao thông. Còn trong lao động; khi sai sót xảy ra sẽ tạo nên tai nạn lao động. Tuy nhiên, phạm vi của tai nạn lao động trong quan hệ lao động lại vô cùng lớn và khó xác định. Vậy tai nạn lao động là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:
“Tôi đang trên đường đi giao hàng cho công ty thì bị một xe con khác tông vào. Hàng hóa trên xe bị hư hỏng khá nặng nề. Còn bản thân tôi thì bị đập đầu vào vô lăng; kính xe đằng trước vỡ vụn đâm khá nhiều vào vùng đầu của tôi. Dù không bị thương quá nặng; đa số chỉ là ngoài da nhưng tôi đã phải nằm viện điều trị hơn 2 tuần. Tôi muốn hỏi là trường hợp của tôi có được hưởng chế độ gì của công ty hay không.”
Căn cứ pháp lý
Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động được hiểu là sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động gây thiệt hại về sức khỏe; tính mạng của người lao động. Việc tai nạn lao động xảy ra gắn liền với việc thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động.
Đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động
Đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định là đối tượng tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong đó, có thể thấy tai nạn lao động sẽ bao quát các tai nạn xảy ra từ khi người lao động từ nhà đến nơi làm việc; và từ nơi làm việc về lại nhà; bao gồm cả tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều quan điểm liên quan với việc xác định thế nào là khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Tuyến đường hợp lý không mang ý nghĩa là tuyến đường ngắn nhất mà là tuyến đường người lao động thường xuyên đi qua để về nhà nhất. Và thời gian hợp lý là thời gian mà người lao động đi quãng đường đó; tính cả vấn đề liên quan tới tình trạng đường xá lúc đó.
Chế độ hưởng chế độ tai nạn lao động
Từ khi được xác định đã bị tai nạn lao động; người lao động sẽ được hưởng các chế độ sau:
Mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%
– Hưởng trợ cấp một lần theo tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động: 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Trợ cấp suy giảm khả năng lao động = 5 x MLCS + (x – 5) x 0.5 x MLCS. Trong đó:
- x là tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.
- MLCS là mức lương cơ sở.
– Hưởng trợ cấp hàng tháng theo số năm đóng bảo hiểm xã hội. Từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp theo số năm đóng bảo hiểm xã hội = 0.5 x TLBHLK + (x – 1) x 0.3 x TLBHLK. Trong đó:
- x là số năm đóng bảo hiểm xã hội.
- TLBHLK là tiền lương đóng bảo hiểm liền kề tháng trước khi nghỉ việc để trị bệnh.
Mức độ suy giảm khả năng lao động từ 30% trở lên
– Hưởng trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Trợ cấp suy giảm khả năng lao động = 30% x MLCS + (x – 31) x 2% x MLCS. Trong đó:
- x là tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.
- MLCS là mức lương cơ sở.
– Hưởng trợ cấp hàng tháng theo số năm đóng bảo hiểm xã hội. Từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp theo số năm đóng bảo hiểm xã hội = 0.5 x TLBHLK + (x – 1) x 0.3 x TLBHLK. Trong đó:
- x là số năm đóng bảo hiểm xã hội.
- TLBHLK là tiền lương đóng bảo hiểm liền kề tháng trước khi nghỉ việc để trị bệnh.
Các chế độ khác
Ngoài các mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động; số năm đóng bảo hiểm xã hội; người lao động bị bệnh nghề nghiệp còn được hưởng thêm:
- Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
- Trợ cấp phục vụ.
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Mời bạn xem thêm:
- Có nên đóng bảo hiểm tai nạn lao động khi làm nghề nguy hiểm?
- Quy định về trợ cấp tai nạn lao động năm 2022
- Mức hưởng chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động như thế nào?
- NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Tai nạn lao động là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người đang đi giao hàng bị tai nạn sẽ được coi là tai nạn lao động nếu người đó đang đi giao hàng cho công ty; đúng tuyến đường công ty yêu cầu giao hàng; đi tuyến đường đó với mục đích giao hàng thay vì các mục đích khác. Và việc giao hàng được công ty xác nhận là do công ty đưa ra; không phải là nhiệm vụ tồn đọng từ ngày trước đó do người lao động tự ý bỏ dở.
Người bị tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
Trợ cấp theo số năm đóng bảo hiểm xã hội do tai nạn lao động sẽ được xác định qua công thức sau:
Trợ cấp suy giảm khả năng lao động = 30% x MLCS + (x – 31) x 2% x MLCS.