Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp DICA

23/06/2022
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp DICA
816
Views

Đầu tư là một hoạt động rất phổ biến trong đời sống ngày nay nhằm thu thêm nhiều lợi nhuận. Đầu tư có rất nhiều dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau, dưới nhiều hình thức; và đến từ cả trong và ngoài nước. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp DICA” qua bài viết sau đây nhé!

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp DICA

DICA (Direct Investment Capital Account) là cách gọi tắt của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Đây là một loại tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Có thể hiểu tài khoản DICA là cầu nối cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam; để thực hiện hoạt động đầu tư theo sự chấp thuận của cơ quan cấp phép đầu tư.

Đối tượng bắt buộc phải mở tài khoản DICA

Từ trong định nghĩa, đã đề cập đến đối tượng mở tài khoản DICA ở đây là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Thông tư 06/2019/TT-NHNN, các đối tượng mở và sử dụng tài khoản DICA gồm:

  1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm: (i) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông; thành viên và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC); (ii) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ; không có IRC (Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp; hoặc sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất);
  2. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC;
  3. Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP; trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.

Trường hợp (1) và (2) thường hay gặp trên thực tiễn; vì đây là các hình thức đầu tư phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp DICA
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp DICA

Quy định về việc mở tài khoản DICA như thế nào?

Các đối tượng phải mở tài khoản DICA nêu tại mục 1 ở trên; phải mở tài khoản DICA bằng ngoại tệ tại một ngân hàng được phép tại Việt Nam. Không nhất thiết phải mở tại ngân hàng mà Doanh nghiệp có tài khoản thanh toán. Tuy nhiên, tương ứng với loại ngoại tệ góp vốn đầu tư; chỉ được mở 01 (một) tài khoản DICA bằng loại ngoại tệ đó; (sau đây gọi là “DICA ngoại tệ”) tại 01 (một) ngân hàng được phép.

Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 01 (một) tài khoản DICA bằng đồng Việt Nam (sau đây gọi là “DICA VNĐ”) tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài DICA ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hợp đồng BCC; hoặc trực tiếp thực hiện nhiều dự án PPP; nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản DICA riêng biệt; tương ứng với mỗi hợp đồng BCC, dự án PPP.

DICA được các doanh nghiệp mở DICA sử dụng; không chỉ để thực hiện việc đóng góp vốn của các cổ đông/ chủ sở hữu; khi thành lập mới doanh nghiệp mở DICA mà còn để thực hiện các giao dịch đặt mua thêm cổ phần/ đóng góp thêm vốn; khi doanh nghiệp mở DICA tăng vốn điều lệ; hoặc thực hiện các giao dịch chuyển tiền khi các cổ đông/ chủ sở hữu; (như nêu tại điểm 4) chuyển nhượng cổ phần/ phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp mở DICA.

Về nguyên tắc, một doanh nghiệp mở DICA có thể có nhiều DICA; mỗi một DICA chỉ được mở bằng một loại tiền tệ mà doanh nghiệp sử dụng; (ví dụ như Đồng Việt Nam; hoặc bất kỳ ngoại tệ (tự do chuyển đổi) nào). Tất cả các DICA phải được mở tại một ngân hàng được phép. Đối với các giao dịch chuyển tiền bắt buộc phải thực hiện thông qua DICA, ngân hàng được phép nơi mở DICA có thể yêu cầu các bên cung cấp các tài liệu chứng minh để cho phép thực hiện việc chuyển tiền. Về nội dung này, Thông tư 06/2019 không sửa đổi các quy định tương ứng tại Thông tư 19/2014. Tuy nhiên, Thông tư 06/2019 đã bổ sung thêm các quy định chi tiết nhằm giúp cho các doanh nghiệp mở DICA dễ dàng hơn; trong quá trình thực hiện.

Các khoản vay trong nước của một doanh nghiệp mở DICA không phải giải ngân thông qua DICA; trong khi các khoản vay nước ngoài không nhất thiết phải thực hiện qua DICA trong mọi trường hợp. Đây là một thay đổi quan trọng của Thông tư 06/2019; so với quy định của Thông tư 19/2014, theo đó dường như Thông tư 19/2014 yêu cầu tất cả các khoản vay phải được giải ngân thông qua DICA.

Thông tư 06/2019 quy định rõ chỉ có giao dịch thanh toán qua biên giới đối với giá trị cổ phần; phần vốn góp tại doanh nghiệp mở DICA, được chuyển nhượng giữa nhà đầu tư là người cư trú; và nhà đầu tư là người không cư trú, mới phải thực hiện thông qua DICA. Hiện tại, Thông tư 19/2014 quy định không rõ về vấn đề này. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần; phần vốn góp giữa các nhà đầu tư là người không cư trú cũng vẫn phải thực hiện thông qua DICA.

Thông tư 06/2019 quy định rõ chỉ có giao dịch thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần; phần vốn góp tại doanh nghiệp mở DICA, giữa hai nhà đầu tư là người không cư trú; mới được phép xác định và thanh toán bằng ngoại tệ. Trong tất cả các trường hợp còn lại, việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp mở DICA phải được xác định; và thanh toán bằng Đồng Việt Nam. Thông tư 19/2014 quy định không rõ về vấn đề này. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng trong mọi trường hợp; việc thanh toán đều phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp DICA”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty bị đóng mã số thuế, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các nhà đầu tư nước ngoài cần làm gì để đầu tư vào Việt Nam?

Các nhà đầu tư nước ngoài phải xuất trình tất cả các bằng chứng chứng minh số vốn đã được chuyển vào Việt Nam, các chi phí hợp lệ có liên quan đã chi tại Việt Nam và việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan trong quá trình chuẩn bị đầu tư, bao gồm quy định về quản lý ngoại hối, pháp luật về đầu tư và pháp luật về kế toán

Thời điểm mở tài khoản DICA đối với doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông, thành viên và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) là khi nào?

Thời điểm mở tài khoản DICA cho trường này là kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến không quá 90 ngày. Vì mục đích của tài khoản DICA là để nhận tiền góp vốn đầu tư để thực hiện dự án, tránh trường hợp trễ hạn góp vốn 90 ngày theo Luật doanh nghiệp thì lưu ý không mở tài khoản DICA trễ hơn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 51% vốn điều lệ, không có IRC làm thế nào để nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền góp vốn đầu tư?

Đối với trường hợp này, Doanh nghiệp không đứng tên mở tài khoản DICA, mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ trực tiếp đứng tên mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo Thông tư 05/2014/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.