Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

13/05/2022
736
Views

Xin chào Luât sư 247, tôi hiện đang có ít vốn định mở kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn chưa biết nên chọn hình thức kinh doanh hộ gia đình hay sẽ mở một doanh nghiệp siêu nhỏ. Vậy sự khác nhau cơ bản của kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, nếu bạn muốn kinh doanh với quy mô lớn, số lượng nhân công nhiều, có nhiều vốn và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai thì có thể lựa chọn một trong các loại hình công ty. Còn nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ trong phạm vi gia đình với số lượng nhân công ít, quy mô nhỏ, tiện quản lý thì nên lựa chọn hộ kinh doanh hay kinh doanh hộ gia đình? Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Kinh doanh hộ gia đình hay còn được gọi là Hộ kinh doanh. Kinh doanh hộ gia đình là một mô hình kinh doanh được pháp luật điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ hộ kinh doanh và các bên liên quan. Cụ thể, kinh doanh hộ gia đình được quy định tại Nghị định 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021.

Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh) được quy định tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021 như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Đặc điểm

Dựa vào quy định trên ta có thể nhận thấy Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh) có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Chủ sở hữu hộ kinh doanh là một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một gia đình. Lưu ý: Cá nhân phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên. Đặc điểm ngày của hộ kinh doanh có thể giúp phân biệt với các loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai: Phải đăng kí hộ kinh doanh và chỉ kinh doanh tại một địa điểm. Tuy nhiên đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Thứ ba: Hộ kinh doanh sử dụng dưới mười lao động. Nếu hộ kinh doanh có nhiều hơn mười lao động thì phải đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Thứ tư: Chủ sở hữu hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của hộ kinh doanh.

Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Thứ nhất, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là doanh nghiệp mà:

  • Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc Tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Thứ hai, Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là doanh nghiệp có:

  • Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc Tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Thứ ba, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ là gì ta xem xét đến các chỉ số:

  • Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Đặc điểm và cách xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

Thứ nhất, Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là?
Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ

Thứ hai, Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp

Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ

Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình với doanh nghiệp siêu nhỏ, chúng ta có thể phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:

a) Thủ tục hành chính

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/TP nơi đặt trụ sở.

Phải có con dấu trong được quản lý cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép.

  • Hộ kinh doanh gia đình: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể dễ dàng, gọn nhẹ hơn chỉ cần đăng ký kinh doanh ở cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng con dấu pháp nhân (con dấu tròn)

b) Sổ sách chứng từ

Doanh nghiệp siêu nhỏ: DN siêu nhỏ phải thực hiện các sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện chế độ kế toán theo thông tư 200 của Bộ Tài chính.

Hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp cần báo cáo về tình hình biến động lao động, nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, nộp tờ khai giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, đống tiền BHXH, BHYT, BHTN, đóng phí công đoàn dù doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức công đoàn…

  • Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh không cần phải thực hiện những công việc của kế toán hàng tháng. Chỉ cần thực hiện chế độ chứng từ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.

c) Thuế phí

Doanh nghiệp siêu nhỏ: DN siêu nhỏ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo luật định.

Các loại thuế doanh nghiệp nhỏ cần phải đóng như: khi mới thành lập đóng thuế môn bài.

Hàng tháng, quý phải khai, nộp, quyết toán Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và các loại thuế khác nếu có như thuế tìa nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

– Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ phải nộp những loại thuế như thuế GTGT, thuế TNCN dưới hình thức thuế khoán và thuế môn bài khi đăng ký hộ kinh doanh gia đình.

d) Tư cách pháp nhân

– Doanh nghiệp siêu nhỏ: DN siêu nhỏ có tư cách pháp nhân, theo đó các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp.

– Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh gia đình không có tư cách pháp nhân tức là hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.

e) Về xuất hóa đơn

– Doanh nghiệp siêu nhỏ: Dù là doanh nghiệp siêu nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều có thể xuất hóa đơn đỏ tức hóa đơn GTGT. 

– Hộ kinh doanh gia đình: Không được xuất hóa đơn đỏ, nếu muốn xuất hóa đơn, chủ hộ phải lên cơ quan thuế quản lý mua hóa đơn bán hàng trực tiếp.

f) Số lượng người lao động

– Doanh nghiệp siêu nhỏ: không giới hạn số lượng lao động, tùy vào điều kiện thực tế của mình sẽ có số lượng lao động phù hợp.

– Hộ kinh doanh: Số lượng lao động phải dưới 10 người.

Như vậy, tuy vào điều kiện thực tế của mỗi người có thể xem xét phù hợp với quy mô kinh doanh nào, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; thành lập công ty con; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ưu và khuyết điểm của kinh doanh hộ gia đình?


– Ưu điểm:
Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp.
– Khuyết điểm:
+ Việc huy động vốn bị hạn chế, hộ kinh doanh chỉ có thể tự xoay vốn hoặc vay của các cá nhân, tổ chức khác. Cũng không thể rút vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
+ Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng không quá 10 người lao động điều này khiến quy mô kinh doanh, sản xuất luôn bị bó hẹp. Chủ hộ kinh doanh cần phải là một người có cách sắp xếp, phân công công việc cho người lao động thật hợp lý thì mới có thể phát huy khả năng tối đa những nguồn vốn mà mình đã bỏ ra.

Kinh doanh hộ gia đình có phải là một mô hình doanh nghiệp không?

Không phải là doanh nghiệp. Tuy chỉ là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh cá thể là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, đem lại thu nhập không nhỏ cho người lao động.

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu?

Hiện nay khi muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì phải nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa/Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.