Trong các dịp lễ tết, việc sử dụng pháo trái phép, buôn bán pháo nổ tăng mạnh; nhiều trường hợp sử dụng pháo còn gây thương tích, gây chết người vì vậyviệc sử dụng pháo được kiểm soát rất chặt chẽ. Vậy hành vi sử dụng pháo trái phép bị phạt tù bao nhiêu năm?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Pháo là gì?
Theo quy định pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Trường hợp được sử dụng pháo
Theo Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo thì quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
Trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ:
– Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.
– Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn; thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.
Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ;được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị; khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa; chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Sử dụng pháo trái phép bị phạt tù bao nhiêu năm?
Tùy theo mức độ, tính chất và hậu quả xảy ra; hành vi sử dụng pháo trái phép sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Xử phạt hành chính hành vi sử dụng pháo trái phép
Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi sử dụng pháo trái phép
Hành vi sử dụng pháo trái phép; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội sau:
Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
c) Làm chết 02 người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
………”
Ngoài ra, người có hành vi sử dụng pháo trái phép còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Khởi tố vụ án đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy: Xét xử công khai là cần thiết
- Buôn bán thuốc lá điện tử có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Mức xử phạt khi đốt pháo trái phép hiện nay
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Sử dụng pháo trái phép bị phạt tù bao nhiêu năm?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Pháp hoa được hiểu theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Bắn pháo hoa nổ tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao không vượt quá 120 m. Bắn pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m
Theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ:
1. Tết Nguyên đán
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
3. Ngày Quốc khánh
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.