Chào Luật sư, Tôi muốn hỏi hiện nay Sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi phải có sự đồng ý cơ quan nào? Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc gồm nhưng gì? Tôi muốn thuê một số lao động dưới 13 tuổi để làm công việc biểu diễn văn nghệ, vậy phải xin phép cơ quan nào? Sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi phải xin phép cơ quan nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Lao động trẻ em là gì?
Lao động trẻ em được hiểu là người sử dụng lao động sử dụng người lao động dưới 15 tuổi. Bởi luật bảo vệ trẻ em quy định trẻ em là người từ dưới 16 tuổi trở xuống.
Khác với sử dụng lao động đã trưởng thành; việc sử dụng lao động trẻ em cần phải thực hiện một số điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động trẻ em trước pháp luật.
Sử dụng lao động trẻ em có vi phạm pháp luật không?
Người sử dụng lao động có thể sử dụng lao động là trẻ em nhưng phải tuân thủ quy định cụ thể sau:
1. Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi; và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định.
2. Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Lao động. Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập; hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.
3. Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Lao động.
4. Tuân thủ quy định về khám sức khỏe; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc; an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động.
5. Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công việc có trong danh mục quy định.
- Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Lao động và theo quy định.
Quy định pháp luật khi sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi
Lao động trẻ em dưới 15 tuổi được quy định trong Bộ Luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Lao động trẻ em là gì? Lao động trẻ em được hiểu là người sử dụng lao động sử dụng người lao động dưới 16 tuổi.
Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định người dưới 16 tuổi là trẻ em.
Ở nước ta hiện nay việc chủ lao động sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi không còn quá xa lạ mà dường như ngày càng phổ biến. Mọi chuyện tưởng chừng như rất bình thường khi bên sử dụng lao động đồng ý tuyển dụng và bên lao động dưới 15 tuổi tự nguyện xin được vào làm việc. Tuy nhiên; vấn đề cần quan tâm ở đây là khi tuyển dụng lao động; người sử dụng lao động thường không thực hiện đúng những quy định pháp luật về việc sử dụng lao động là người dưới 15 tuổi; dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em lao động là người chưa thành niên bị buộc phải làm những công việc nặng nhọc; nguy hiểm không phù hợp với độ tuổi hay làm thêm giờ với mức lương thấp…
Sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi phải xin phép cơ quan nào?
Theo Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH khi tuyển dụng; sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cơ quan sau:
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan; tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác; trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp; cơ quan; tổ chức, hợp tác xã.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của hộ gia đình, cá nhân, trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân.
Như vậy, để được sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi làm việc bạn cần có sự đồng ý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc gồm nhưng gì?
Theo Điều 6 Thông tư này hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc gồm:
1. Văn bản đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hợp tác xã; liên hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan; tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan; tổ chức; hợp tác xã. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân.
3. Bản sao phiếu lý lịch tư pháp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
4. Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự; xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
5. Hợp đồng lao động hoặc dự thảo hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người chưa đủ 13 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch mới nhất
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh
- Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai – Mẫu số 09/ĐK
- Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng của giáo viên mới
- Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ xã mới
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi phải xin phép cơ quan nào? . Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xin giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Danh sách các công việc lao động trẻ em có thể tham gia cũng được ban hành cùng với văn bản đi kèm Bộ luật lao động. Những công việc ví dụ như: Kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước); Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích); Bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá; Các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền;…
Không lập sổ theo dõi cho lao động chưa thành niên sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong một ngày; và 20 giờ trong một tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội đề người lao động chưa thành niên; và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hóa.