Sổ tiết kiệm là tài sản riêng hay tài sản chung?

10/03/2022
Sổ tiết kiệm là tài sản riêng hay tài sản chung?
834
Views

Sổ tiết kiệm đứng tên vợ; hoặc sổ đỏ chỉ đứng tên của chồng thì khi ly hôn có phải phân chia không ? Dựa trên căn cứ; nguyên tắc nào để phân chia tài sản; nợ chung khi ly hôn; sổ tiết kiệm là tài sản riêng hay tài sản chung? … và một số vướng mắc khác liên quan sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

Căn cứ pháp

Thông tư 48/2018/TT-NHNN

Thẻ tiết kiệm hay sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN; sổ tiết kiệm có thể là tiền gửi tiết kiệm của một hoặc nhiều người.

Trong phạm vi bài này; chỉ xem xét đến trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của một người gửi hoặc tài sản chung của hai vợ; chồng. Để xác định đây là tài sản chung hay riêng thì phải căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

Thời điểm gửi tiết kiệm bao lâu?

Nếu không có thỏa thuận khác thì theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình; tài sản chung vợ, chồng là tài sản do hai người tạo ra; thu nhập từ lao động… trong thời kỳ hôn nhân.

Đồng thời; trong trường hợp không có căn cứ chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản này được coi là tài sản chung.

Do đó; nếu trong thời kỳ hôn nhân; một trong hai vợ; chồng gửi tiền tiết kiệm mà không chứng minh được đó là tài sản riêng thì sổ tiết kiệm sẽ là tài sản chung.

Căn cứ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng

Như phân tích ở trên; nếu trong thời kỳ hôn nhân mà không chứng minh được sổ tiết kiệm là tài sản riêng thì nó sẽ là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên; nếu chứng minh được đây là tài sản tặng cho riêng, thừa kế riêng… thì sẽ là tài sản riêng của mỗi người.

Ngoài ra; nếu có chứng cứ chứng minh có sự thỏa thuận vợ; chồng trong thời kỳ hôn nhân về số tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng thì sổ tiết kiệm này sẽ là tài sản riêng của một bên.

Lưu ý rằng: Nếu sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ; chồng nhưng số tiền lãi phát sinh hàng tháng từ số tiền của sổ tiết kiệm lại là tài sản chung vợ; chồng bởi theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình; tài sản chung vợ chồng hình thành từ hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

Trong đó, hoa lợi, lợi tức được định nghĩa tại Điều 10 Nghị định 126/2016/NĐ-CP như sau:

– Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ; chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

– Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ; chồng là khoản lợi mà vợ; chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ; chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2; 3; 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2; 3; 4 và 5 Điều này và tại các điều 60; 61; 62; 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
  2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
    b) Công sức đóng góp của vợ; chồng vào việc tạo lập; duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền; nghĩa vụ của vợ chồng.
  3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật; nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  4. Tài sản riêng của vợ; chồng thuộc quyền sở hữu của người đó; trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
    Trong trường hợp có sự sáp nhập; trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ; chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  5. Bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Sổ tiết kiệm là tài sản riêng hay tài sản chung?

Như vậy, căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định sổ tiết kiệm là tài sản chung hay tài sản riêng vợ; chồng. Tuy nhiên; nếu không có thỏa thuận khác thì dù số tiền tiết kiệm là tài sản chung hay riêng thì lãi suất là tài sản chung vợ; chồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về ‘Sổ tiết kiệm là tài sản riêng hay tài sản chung?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đã có gia đình nhưng có con với người khác thì có thể nhận con không?

Căn cứ vào quy định thì nếu việc nhận cha con là tự nguyện; không có tranh chấp giữa những người có quyền; lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con; thì UBND xã sẽ tiến hành làm thủ tục cho bạn nhận cha con. Trong trường hợp này; nếu UBND xã không tiến hành làm thủ tục cho bạn nhận con; bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi lên Chủ tịch UBND xã để được giải quyết.

Những trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng không bị phạt?

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.