Trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, các bên giao dịch với nhau không tránh khỏi những tranh chấp; khi có tranh chấp xảy ra thì các bên có thể xử lý theo các hướng thương lượng hoặc hòa giải thương mại. Việc so sánh thương lượng và hoà giải trong thương mại được thể hiện trên những tiêu chí nào?
Hãy cùng luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Thương lượng trong tranh chấp thương mại là gì?
- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất; thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội; nhất là trong hoạt động thương mại.
- Phương thức giải quyết tranh chấp này thường được giới thương nhân lựa chọn mỗi khi có tranh chấp phát sinh; bởi sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít tốn kém, lại không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp; uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh được bảo đảm tối đa
- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc; tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp; mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.
Hòa giải tranh chấp thương mại là gì?
- Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận; được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật
- Giải quyết tranh chấp thương mại là hoạt động của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
- Hòa giải tranh chấp thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do một bên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
- Điều kiện để tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua hòa giải được quy định tại Điều 6; Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, đó là các bên phải có thỏa thuận hòa giải.
- Thỏa thuận hòa giải được lập thành văn bản, có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng; và có thể được lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp; hoặc bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải là phải có thỏa thuận hòa giải; thỏa thuận này có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng. Điều khoản này có thể được soạn thảo trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
So sánh thương lượng và hoà giải trong thương mại?
Giống nhau
Đều là phương thức giải quyết tranh chấp
- Pháp luật hiện hành đã có một số quy định liên quan đến thương lượng, hòa giải như là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp.
- Điều 317 Luật Thương mại 2005 có quy định thương lượng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp nhưng hình thức này chưa được quy định một cách cụ thể.
- Điều 317 Luật Thương mại 2005 cũng quy định hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp.
- Hơn nữa, theo điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại thì hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định.
Đều dựa trên những nguyên tắc chung
- Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng và hòa giải đều phải dựa trên các nguyên tắc chung như: tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và đảm bảo sự độc lập của người tài phán.
Khác nhau
Về bản chất
– Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.
– Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục và tìm phương án giải quyết tranh chấp.
Về chủ thể
– Thương lượng là sự thỏa thuận giữa các bên trong tranh chấp.
– Hòa giải là thỏa thuận giữa các bên và hòa giải viên trong tranh chấp.
Về tính bí mật
– Thương lượng: Đảm bảo tính bí mật tuyệt đối.
– Hòa giải: Đảm bảo tính bí mật mang tính chất tương đối, nhưng vẫn bí mật hơn so với phương thức tòa án.
Về đặc điểm
– Thương lượng: Các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp trên tinh thần tự nguyện, thiện chí.
– Hòa giải: Có sự xuất hiện của người trung gian đóng vai hỗ trợ để tìm phương án giải quyết tranh chấp
Về kinh phí và khả ăng thành công
– Thương lượng: ít tốn kém kinh phí.
– Hòa giải: tốn kém kinh phí hơn.
– Về khả năng thành công: Đều phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp
Về khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp
– Thương lượng: do 2 bên tự đi đến thỏa thuận với nhau.
– Hòa giải: có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp
Về ưu, nhược điểm
Ưu điểm
– Thương lượng: Đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, bảo vệ được bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp.
– Hòa giải: Có khả năng thành công cao hơn
Nhược điểm
– Thương lượng: Không có sự ràng buộc, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
– Hòa giải: Tốn kém chi phí, bí mật kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
Mời bạn xem thêm
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại?
- Trọng tài thương mại là gì? Ưu nhược điểm của trọng tài thương mại.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “So sánh thương lượng và hoà giải trong thương mại?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mạ