Sổ đỏ được cấp từ năm nào?

15/02/2023
Sổ đỏ được cấp từ năm nào?
330
Views

Xin chào Luật sư. Gai đình nhà bác tôi (ở cạnh nhà tôi) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ khoảng năm 1995, bìa màu đỏ, gia đình tôi chưa xin cấp sổ đỏ vào thời điểm đó. Nay gia đình tôi muốn thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ để tiện lợi khi có nhu cầu sử dụng đến, tôi thắc mắc không biết rằng sổ đỏ được cấp từ năm nào? Và tôi có nghe nhiều người nói rằng sổ đỏ nay không còn giá trị sử dụng nữa mà thay vào đó là sổ hồng, tôi không biết rằng như vậy có đúng hay không? Giữa sổ đỏ và sổ hồng có điều gì khác biệt? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Hiện nay nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân rất nhiều, tuy nhiên khi không nắm rõ quy định pháp luật thì việc ảnh hưởng đến quyền lợi là khó tránh khỏi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định về thắc mắc nêu trên tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Mẫu sổ đỏ được quy định thế nào?

Mẫu sổ đỏ hiện đang được sử dụng theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Theo đó, mẫu sổ đỏ mới có một số đặc điểm như sau:

  • Sổ đỏ gồm có 4 trang được Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất, áp dụng chung trong cả nước;
  • Sổ đỏ/giấy chứng nhận được cấp chung cho mọi loại đất, nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất (ví dụ công trình xây dựng, nhà kho,…);
  • Giấy chứng nhận có màu hồng cánh sen, riêng trang bổ sung thì màu trắng, có in nền hoa văn trống đồng trên các trang;
  • Kích thước của giấy chứng nhận là 190mm x 265mm. Các trang bao gồm nội dung như sau:
Các trang của giấy chứng nhậnNội dung
Trang 1Gồm:
Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Mục I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Đây là mục ghi đầy đủ họ và tên, năm sinh, số giấy tờ nhân thân, nơi thường trú của người được cấp giấy chứng nhận; Số phát hành giấy chứng nhận (số seri) gồm có 2 chữ cái tiếng Việt viết in hoa và 6 chữ số, màu đen; Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Trang 2Toàn bộ nội dung tại trang 2 của sổ đỏ được in chữ màu đen, chứa đựng các thông tin gồm:
Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Trong mục này có chứa các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm, ghi chú; Ngày, tháng năm cấp giấy chứng nhận và cơ quan cấp giấy chứng nhận; Số vào sổ cấp giấy chứng nhận: Mỗi quyển sổ đỏ chỉ có duy nhất một số vào sổ cấp giấy chứng nhận;
Trang 3Trang 3 ghi nhận các thông tin sau:
Ghi mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mục này thể hiện sơ đồ của thửa đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo tỉ lệ xích nhất định trên sổ đỏ; Ghi mục IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận: Đây là mục mà người sử dụng đất được ghi nhận những thông tin biến động như thừa kế, thế chấp, tặng cho….
Trang 4Trang 4 của sổ đỏ gồm các thông tin:
Ghi nội dung tiếp theo của mục IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận (khi ở trang 3 không còn chỗ để ghi tiếp); Mã vạch của giấy chứng nhận;
Giấy chứng nhận có thể còn có trang bổ sung (trong trường hợp giấy chứng nhận đã cấp không còn chỗ để ghi thêm thông tin)Trang bổ sung có ghi thông tin:
Dòng chữ Trang bổ sung giấy chứng nhận; Số hiệu thửa đất; Số phát hành Giấy chứng nhận; Số vào sổ cấp giấy chứng nhận; IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận

Đây là những thông tin cơ bản về hình thức và nội dung trong từng trang của sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sổ đỏ được cấp từ năm nào?

Sổ đỏ/hay còn có tên gọi khác là bìa đỏ, là chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở, người sở hữu công trình trên đất (khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Sổ đỏ lần đầu tiên được xác định là được cấp cho người sử dụng đất tại khu vực nông thôn theo quy định tại Nghị định 60-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 5/7/1994) và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính.

Như vậy, sổ đỏ/bìa đỏ xuất hiện lần đầu tiên là vào thời điểm năm 1994 khi Nghị định 60-CP có hiệu lực thi hành.

Sổ đỏ được cấp từ năm nào?
Sổ đỏ được cấp từ năm nào?

Mẫu sổ đỏ mới được sử dụng thống nhất từ năm nào?

Mẫu sổ đỏ mới hay chính là mẫu giấy chứng nhận có tên đầy đủ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen cho các trang. Kích thước của giấy chứng nhận là 190mm x 265mm.

Nội dung các trang của sổ đỏ mới như Luật sư 247 đã cung cấp ở trên.

Đây là mẫu sổ đỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, sử dụng thống nhất trong cả nước từ 10/12/2009, ngày có hiệu lực của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT.

Kể từ đó, các giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở, người sở hữu tài sản đều sử dụng mẫu chung thống nhất màu hồng cánh sen, có hoa văn trống đồng trên các trang và kích thước 190mm x 265mm với nội dung các trang như đã nêu trên.

Sổ đỏ và sổ hồng có khác nhau không? 

Sổ đỏ và sổ hồng về bản chất đều là chứng thư pháp lý cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và người sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ đỏ hay sổ hồng đều có giá trị pháp lý ngang nhau trong các giao dịch về đất đai. Sổ đỏ và sổ hồng đại diện cho quá trình phát triển của pháp luật về đất đai, cho từng thời kỳ cụ thể, do vậy, vẫn có thể có một vài những đặc điểm khác biệt.

Cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng dựa trên thời điểm ra đời, hình thức bên ngoài (màu sắc,…), thẩm quyền ban hành, nội dung thông tin có trong sổ đỏ và sổ hồng, đối tượng được cấp, các loại đất được cấp.

Như vậy, mặc dù đều mang giá trị pháp lý như nhau nhưng sổ đỏ và sổ hồng cũng mang một số đặc điểm riêng biệt, thể hiện cho riêng từng thời kỳ tồn tại của mình.

Số sổ đỏ nằm ở đâu? 

Căn cứ quy định tại Điều 3, Điều 14 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, một số quy định về số sổ đỏ như sau:

  • Số sổ đỏ là tên thường gọi của số phát hành giấy chứng nhận hay số seri của sổ đỏ.
  • Đây là một dãy số được in đậm màu đen, cấu tạo bởi 2 thành phần gồm: 2 chữ cái tiếng Việt (được viết in hoa) và 6 chữ số.
  • Số sổ đỏ/số phát hành giấy chứng nhận hay số seri của sổ đỏ được in, xuất hiện tại trang 1 của sổ đỏ.
  • Cần phân biệt số sổ đỏ và số vào sổ cấp giấy chứng nhận. Theo đó, số vào sổ cấp giấy chứng nhận nằm ở trang 2 của sổ đỏ và là số thứ tự vào sổ cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất. Số hiệu này mang ý nghĩa chính là quản lý hồ sơ.
  • Mỗi sổ đỏ sẽ có một số seri khác nhau có tác dụng phân biệt, xác định từng sổ đỏ.

 Như vậy, số sổ đỏ (sổ phát hành giấy chứng nhận/hay số seri của sổ đỏ) là dãy ký tự gồm có 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số được in đậm, mực đen tại trang 1 của giấy chứng nhận.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Sổ đỏ được cấp từ năm nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới cách soạn thảo mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan nào cấp lại, cấp đổi sổ đỏ bị mờ, rách, mất?

Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận xin cấp đổi lại thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

Sổ đỏ không được cấp cho những loại đất nào?

Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định 7 trường hợp người sử dụng đất không được cấp giấy chứng nhận gồm:
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Làm sổ đỏ giả để mua bán đất có bị đi tù hay không?

Với hành vi làm sổ đỏ để mua bán đất có thể liên quan đến 2 tội danh hình sự là lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (khoản 126 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017). Nếu người làm giả sổ đỏ còn có mục đích lừa đảo thì có thể bị khởi tố cả hai tội danh nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.