Sổ đỏ có phải là tài sản không? Nếu bị mất xử lý thế nào?

19/05/2022
Sổ đỏ có phải là tài sản không Nếu bị mất xử lý thế nào
643
Views

Sổ đỏ có phải là tài sản không? Nếu bị mất xử lý thế nào?

Sổ đỏ; Sổ hồng là loại giấy tờ rất có giá trị vì có sổ là một trong những điều kiện để chuyển nhượng; tặng cho, được bồi thường khi thu hồi. Nếu quan trọng như vậy thì Sổ đỏ có phải là tài sản không và nếu mất xử lý thế nào?

Căn cứ pháp lí

Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm sổ đỏ

Sổ đỏ; Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dựa theo màu sắc của từng loại Giấy chứng nhận. Tùy theo từng thời kỳ mà “Sổ đỏ”; “Sổ hồng” có tên gọi pháp lý khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).

Sổ đỏ không phải là tài sản
Để giải đáp cho khẳng định Sổ đỏ; Sổ hồng không phải là tài sản cần xem xét các căn cứ sau:

Các dạng và thuộc tính tài sản

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Theo đó, tài sản gồm 04 dạng là: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tại Điều 115 Bộ luật này cũng giải thích quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Dù pháp luật không có điều khoản nào quy định hay giải thích cụ thể về thuộc tính của tài sản nhưng từ thực tiễn giải quyết; để trở thành tài sản phải có đủ các thuộc tính sau:

  • Con người có thể chiếm hữu được.
  • Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể.
  • Phải có thể trị giá được thành tiền và là đối tượng trong trao đổi tài sản.
  • Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt (đối với đất là quyền sử dụng).
  • Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Tóm lại, Giấy chứng nhận không phải là tài sản vì khi Giấy chứng nhận không tồn tại (bị cháy; hủy hoại,…) thì quyền sử dụng của người sử dụng đất không bị chấm dứt. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Cách xử lý khi Sổ đỏ, Sổ hồng bị mất

  • Khai báo UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất

Căn cứ khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận bị mất phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận; trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.

Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình; cá nhân thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã.

Sau 30 ngày; kể từ ngày niêm yết thông báo nếu không tìm được thì hộ gia đình; cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.

Sổ đỏ có phải là tài sản không? Nếu bị mất xử lý thế nào?
Sổ đỏ có phải là tài sản không? Nếu bị mất xử lý thế nào?

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
  • Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận.
  • Nếu bị mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có nhà đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

  • Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
  • Nếu địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã…

Trên đây là quy định giải thích rõ về việc “Sổ đỏ có phải là tài sản không? Nếu bị mất xử lý thế nào?”. Theo đó, Sổ đỏ không phải là tài sản; nếu mất thì người dân yêu cầu cấp lại để có sổ mới.

Một số vấn đề nhầm lẫn về giấy tờ có giá.

Như đã phân tích; trong quy định của Bộ luật Dân sự – văn bản pháp luật chung áp dụng cho mọi quan hệ dân sự, giấy tờ có giá được xác định là một loại tài sản được sử dụng trong các giao dịch dân sự; nhưng Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về khái niệm của “giấy tờ có giá”; khiến cho nhiều chủ thể tham gia giao dịch dân sự bối rối trong việc xác định về giấy tờ có giá.

Trong khi đó, khái niệm về “giấy tờ có giá” mặc dù được quy định trong Thông tư 04/2016/TT-NHNN; Thông tư 01/2012/TT-NHNN, nhưng đây lại là những văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; không phải tất cả mọi người ai cũng biết đến, quan tâm đến; tiếp cận và hiểu rõ các văn bản trong lĩnh vực này. Điều này; dẫn đến việc nhiều người hiểu nhầm về khái niệm “giấy tờ có giá” cũng như nhầm lẫn trong việc xác định giấy tờ có giá trong giao dịch dân sự.

Bởi xuất phát từ cách hiểu “nôm na”; theo định nghĩa cơ bản trong Tiếng Việt, nhiều người vẫn quan niệm và hiểu đơn giản “giấy tờ có giá” là giấy tờ mà có giá trị; mang trị giá được bằng tiền; hay lượng tiền nhất định. Đồng thời theo quy định chung của Bộ luật dân sự năm 2015; “giấy tờ có giá” là tài sản, có thể mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố…tham gia các giao dịch dân sự.

Xuất phát từ cách hiểu này; dẫn đến nhiều người nhầm lẫn khi xác định các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy đăng ký xe… là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch. Đây là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến.

Tuy nhiên; các giấy tờ như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe… vốn không phải là chứng từ, bằng chứng ghi nhận nghĩa vụ trả nợ; mà nó chỉ là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền của chủ sở hữu tài sản; chủ sở hữu quyền sử dụng nên hoàn toàn không được xác định là giấy tờ có giá theo khái niệm được quy định tại:

Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN; khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN; nó cũng không được liệt kê vào danh sách các loại giấy tờ có giá được ghi nhận ở Công văn 141/TANDTC-KHXX được trích dẫn ở trên. Những giấy tờ này là những giấy tờ có giá trị, nhưng không phải là “giấy tờ có giá”; mà là giấy tờ chứa đựng quyền của chủ sở hữu tài sản. Cụ thể:

Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 được xác định là chứng thư pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; quyền sở hữu về tài sản gắn liền với đất hợp pháp của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

Nhìn chung; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ chứa đựng quyền sử dụng quyền sử dụng đất. quyền sở hữu tài sản của chủ sử dụng đất hợp pháp. Bản thân Giấy tờ này không phải là một loại giấy tờ có giá, cũng không được xác định là một tài sản; nhưng lại có ý nghĩa mang tính chất là hình thức ghi nhận quyền tài sản – quyền sử dụng đất; một tài sản vô hình; gắn liền với một mảnh đất hữu hình.

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Sổ đỏ có phải là tài sản không? Nếu bị mất xử lý thế nào?”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng đất khi đất hết thời hạn sử dụng đất thì xử lý thế nào?

Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Người sử dụng đất có quyền gì?

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành là bao lâu?

Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013 là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại luật này.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.