Số điện thoại đường dây nóng Sở Y tế tỉnh Bình Dương

25/01/2022
604
Views

Sự sống tưởng bình thường nhưng lại rất mỏng manh. Không chỉ trong chiến tranh; kể cả khi hòa bình đã được lập lại; sự sống của mỗi con người vẫn rất khó để bảo vệ. Đôi khi, những sự kiện bất ngờ cũng đủ để tước đoạt đi một sự sống. Chính vì vậy, việc nắm bắt thời gian để kịp cứu sống những người bị nạn là điều cần thiết. Dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về Số điện thoại đường dây nóng Sở Y tế tỉnh Bình Dương.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 68/NQ-CP
  • Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

Giới thiệu chung về Sở Y Tế

Vị trí, chức năng của Sở y tế

Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là y tế).

Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Mời bạn đọc xem thêm: Trường hợp thuộc diện cách ly y tế do covid-19 có được hỗ trợ không?

Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế:

  • Sở Y tế có Giám đốc và không quá 3 Phó giám đốc;
  • Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

Làm thế nào để liên hệ đến Sở Y tế tỉnh Bình Dương

Thông thường các Sở Y Tế sẽ có một số điện thoại thường trực để tiếp nhận các cuộc gọi vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày, nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu cấp cứu, tư vấn của người dân. Mỗi Sở Y Tế của một tỉnh sẽ có một đầu số điện thoại khác nhau. Như vậy, cách đầu tiên để có thể liên hệ đến Sở Y Tế các tỉnh chính là gọi vào đường dây nóng của Sở.

Khi cán bộ y tế tiếp nhận cuộc gọi của bạn sẽ xác định địa chỉ bạn muốn gọi xe cấp cứu. Sau đó sẽ hỏi thăm về tình hình sức khỏe người bệnh, vấn đề họ đang mắc phải. Tiếp đến sẽ hỏi về yêu cầu người nhà muốn chuyển bệnh nhân về bệnh viện khu vực nào. Thông thường nhân viên y tế sẽ liên lạc với bạn ngay sau cuộc gọi với nhân viên trực ban.

Xe cấp cứu sẽ đến địa chỉ của bạn sau 10 – 15 phút, xe cấp cứu của chính bệnh viện mà bạn yêu cầu để người bệnh đến chữa trị. Trong tình hình dịch bệnh thì tất cả nhân viên y tế trước khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện đều phải đưa tờ khai y tế cho người nhà. Trong tờ khai này sẽ ghi rõ thông tin cá nhân, tiền sử bệnh của bệnh nhân. Nhất là quá trình di chuyển các nơi, có đi qua vùng dịch hay không để các  cán bộ khoanh vùng cách lý cần thiết.

Ngoài ra, nếu không nắm rõ được số điện thoại đường dây nóng, bạn có thể đưa trực tiếp nạn nhân đến Sở Y Tế gần nhất. Tuy nhiên, cách này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi trong quá trình di chuyển, nếu không có sự sơ cứu của bác sĩ, nạn nhân có thể gặp nguy hiểm.

Giới thiệu về Đường dây nóng Bộ Y Tế

Vị trí của Bộ Y Tế

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ của Bộ Y Tế

  • Trình Chính phủ các Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật của Bộ đã  được phê duyệt và các đề án khác về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ theo sự phân công của Chính phủ.
  • Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các công trình, dự án quan trọng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, các dự thảo Quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
  • Chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục dự trữ quốc gia; tổ chức thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng chống dịch bệnh, thiên tai thảm hoạ theo quy định của pháp luật…
  • Ban hành theo thẩm quyền các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư về các lĩnh vực thuộc phạm vi Nhà nước của Bộ 
  • Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản Qui phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch các Chương trình mục tiêu Quốc gia sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ và các vấn đề liên quan đến sức khoẻ 

Đường dây nóng Bộ Y Tế

Đường dây nóng (tiếng Anh: Hotline) là số điện thoại được thiết lập riêng; nhằm mục đích tiếp nhận những thông tin khẩn cấp; phản ánh các hiện trạng về các vấn đề như bệnh dịch, cháy nhà, tai nạn giao thông, cờ bạc, buôn bán ma túy, sản xuất gây ô nhiễm, đường sá xuống cấp, kẹt xe kẹt phà, cúp điện cúp nước không thông báo trước…

Tương tự như vậy; đường dây nóng Bộ Y tế là số điện thoại được thiết lập riêng cho Bộ nhằm tiếp nhận các thông tin khẩn cấp; phản ánh các hiện trạng liên quan đến lĩnh vực Y tế. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở nước ta, đường dây nóng Bộ Y tế là đơn vị tiếp nhận và giải đáp, xử lý các phản ánh của người dân về các vấn đề dịch bệnh, ví dụ như cách thực hiện khai báo y tế, tố giác hành vi khai báo gian dối, không trung thực, trốn tránh cách ly… Đây là một trong số những kênh thông tin trọng yếu trong hệ thống phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam.

Số điện thoại đường dây nóng Bộ Y tế hiện nay là: 1900.9095

Ngoài ra, khi có bất kỳ thông tin nào cần giải đáp hoặc báo cáo về dịch Covid-19, bạn cũng có thể gọi vào số tư vấn chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 1900.3228.

Số điện thoại đường dây nóng Sở Y tế tỉnh Bình Dương

TTTên BVSố chi tiếtĐịa chỉ Xã/phườngQuận/Huyện
1Sở Y Tế Tỉnh Bình Dương0964691919211 Yersin, Phường Phú CườngThành Phố Thủ Dầu Một
2Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bình Dương0964681919Số 05.Phạm Ngọc Thạch.Phường Hiệp ThànhThành Phố Thủ Dầu Một
3Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương0964671919Số 455 Đường Cmt8 Phường Phú CườngThành Phố Thủ Dầu Một
4Bệnh Viện Điều Dưỡng Và Phục Hồi Chức Năng0964661919Số 31 – Yersin – Phường Phú CườngThành Phố Thủ Dầu Một
5Bệnh Viện Công Ty Cao Su Dầu Tiếng0964651919Thị Trấn Dầu TiếngHuyện Dầu tiếng
6Bệnh Viện Huyện Dĩ An0964641919Đt 742 – Đông TáC – Tân Đông HiệPThị xã Dĩ An
7Bệnh Viện Huyện Thuận An0964631919Nguyễn Văn Tiết – Kp Đông Tư – Phường Lái ThiêuThị Xã Thuận An
8Bệnh Viện Huyện Bến Cát0964621919Khu Phố 5, Thị Trấn Mỹ PhướcHuyện Bến Cát
9Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Dầu Tiếng0964611919Khu Phố V Thị Trấn Dầu TiếngHuyện Dầu Tiếng
10Bệnh Viện Huyện Phú Giáo0964601919Kp3, Tt.Phước VĩnhHuyện Phú Giáo
11Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tân Uyên0964591919Dt 747,Khu Vii, Thị Trấn Uyên HưngHuyện Tân Uyên
12Bệnh Viện Đa Khoa Mỹ Phước0963511919Đường Tc3 – Tt. Mỹ PhướcHuyện Bến Cát
13Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền0963461919209 Đường BS Yersin, P. Phú CườngBình Dương
14Khu Điều Trị Phong Bến Sắn0967311010Khánh BìnhTân Uyên

Có thể bạn quan tâm: Trình tự, thủ tục thực hiện mua bảo hiểm y tế

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Số điện thoại đường dây nóng Sở y tế tỉnh Bình Dương. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là đường dây nóng?

Đường dây nóng (tiếng Anh: Hotline) là số điện thoại được thiết lập riêng; nhằm mục đích tiếp nhận những thông tin khẩn cấp; phản ánh các hiện trạng về các vấn đề như bệnh dịch, cháy nhà, tai nạn giao thông, cờ bạc, buôn bán ma túy, sản xuất gây ô nhiễm, đường sá xuống cấp, kẹt xe kẹt phà, cúp điện cúp nước không thông báo trước…

Khi có người bị tai nạn giao thông tại Bình Dương có nên gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế tỉnh Bình Dương không?

Khi có người bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Đội ngũ nhân viên y tế sẽ luôn trực 24/24h trong suốt 7 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.