Sinh đôi được hưởng bảo hiểm như thế nào?

14/03/2023
Sinh đôi được hưởng bảo hiểm như thế nào?
148
Views

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, tôi có thắc mắc về chế độ thai sản, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là tôi đang mang thai, tôi mang thai đôi và thời gian dự kiến sinh là tháng 7 tới đây. Tôi thắc mắc rằng sinh đôi được hưởng bảo hiểm như thế nào? Thời gian được nghỉ thai sản khi sinh đôi có khác với những trường hợp thông thường hay không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ khi sinh đôi

Tại quy định khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động nữ để được hưởng chế độ nghỉ thai sản sinh đôi thì: 

“ Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Sinh đôi được hưởng bảo hiểm như thế nào?
Sinh đôi được hưởng bảo hiểm như thế nào?

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy để được hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ cần đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh để đảm bảo điều kiện hưởng chế đô thai sản cho phụ nữ sinh con.

Sinh đôi được hưởng bảo hiểm như thế nào?

Thứ nhất: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

Như vậy trường hợp lao động nữ sinh đôi thì ngoài 6 tháng nghỉ thai sản bình thường sẽ được nghỉ thêm 1 tháng nữa. Tổng cộng khi sinh đôi lao động nữ được hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ là 07 tháng khi sinh đôi.

Thứ hai: Quy định về mức hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi

Căn cứ Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“ Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Vậy mức lương hưởng chế độ thai sản được tính như sau

Mức lương hưởng chế độ thai sản = 100% mức bình quân tiền lương, tiền công 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh * số tháng nghỉ sinh con (7 tháng)

Thứ ba: Mức hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con

Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:

“ Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Ngoài được hưởng chế độ tiền lương 07 tháng sinh con thì người lao động nữ khi sinh con còn được hưởng trợ cấp 1 lần. Trong trường hợp sinh đôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần với mỗi con bằng 02 tháng lương cơ sở. 

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2023 gồm những gì?

– Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

– Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

– Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật bảo hiểm đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Sinh đôi được hưởng bảo hiểm như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý đăng ký thủ tục ly hôn online. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Vợ sinh con chồng có được ở nhà chăm sóc con mới sinh không?

Theo quy định tại khoản 5 điều 13 quy định về nghỉ thai sản như sau” Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Cơ quan nào có thẩm quyền giải thủ tục hưởng chế độ thai sản?

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014 thì để hưởng chế độ thai sản người lao động nộp hồ sơ gửi cho người sử dụng lao động. Sau đó người sử dụng lao động lập danh sách gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện yêu cầu hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản tiền lương có bị cắt giảm không?

Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.