Rửa tiền – Những quy định pháp luật đối với hành vi rửa tiền

06/09/2021
Rửa tiền - Những quy định pháp luật đối với hành vi rửa tiền
619
Views

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam dễ trở thành nơi các đối tượng lợi dụng để rửa tiền, đặc biệt là rửa tiền xuyên quốc gia. Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng các quy định pháp luật như hiện nay có ý nghĩa trong việc chủ động phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm rửa tiền.

Vậy rửa tiền là gì? Khi nào bị xem là tội rửa tiền? Pháp luật quy định xử lý tội rửa tiền như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Luật phòng chống rửa tiền năm 2012

Nội dung tư vấn

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền (tiếng Anh: money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”. … Thực hiện các chiến lược như vậy thường được gọi là rửa tiền.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định:

Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.” 

Tội rửa tiền là gì?

Tội rửa tiền về bản chất là hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có và tội phạm này luôn gắn liền với hành vi phạm tội khác.

Tại sao rửa tiền là bất hợp pháp?

Rửa tiến khiến cho các cá nhân và tổ chức hỗ trợ tội phạm được hưởng lợi từ các hoạt động tội phạm của bọn chúng hoặc tạo điều kiện cho việc thực hiện các tội ác đó bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính cho tội phạm rửa tiền. Mục tiêu của việc các quốc gia hình sự hóa hoạt động rửa tiền là nhằm thu lại lợi nhuận bất hợp pháp từ các hoạt động của tội phạm.

Các giai đoạn rửa tiền

Thông thường, rửa tiền bao gồm ba bước: Sắp xếp (placement), phân lớp (layering) và hợp nhất (integration).

Giai đoạn 1: Sắp xếp (placement)

Người rửa tiền đưa lợi nhuận bất hợp pháp của mình vào hệ thống tài chính, bằng cách chia một lượng lớn tiền mặt thành các khoản tiền nhỏ hơn, gửi trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc bằng cách mua một loạt công cụ tiền tệ (séc, lệnh chuyển tiền, v.v.), sau đó được thu thập và gửi vào tài khoản ở vị trí khác.

Giai đoạn 2: Phân lớp (layering)

Người rửa tiền tham gia vào một loạt các chuyển đổi; hoặc di chuyển của các khoản tiền để tách chúng khỏi nguồn của chúng. Các khoản tiền có thể được chuyển thông qua việc mua và bán các công cụ đầu tư; hoặc người rửa tiền có thể chỉ cần chuyển số tiền đó thông qua một loạt tài khoản tại các ngân hàng khác nhau trên toàn cầu.

Việc sử dụng các tài khoản phân tán rộng rãi để rửa tiền đặc biệt phổ biến ở những khu vực tài phán không có khuôn khổ pháp lý hợp tác trong đấu tranh chống rửa tiền. Trong một số trường hợp, người rửa tiền có thể ngụy trang các khoản chuyển tiền dưới dạng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ; do đó, chúng có vẻ ngoài là hợp pháp.

Giai đoạn 3: Hợp nhất (intergration)

Theo đó các khoản tiền quay trở lại nền kinh tế hợp pháp. Người rửa tiền có thể chọn đầu tư tiền vào bất động sản; tài sản xa xỉ hoặc các dự án kinh doanh.

Xử lý tội rửa tiền

Tội phạm là cá nhân

Theo quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì:

Cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị phạt tù đến 15 năm. nếu chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng; hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc nhất định hoặc tịch thu tài sản.

Tội phạm là pháp nhân

Theo căn cứ pháp lí tại khoản 6 Điều 324 và điều 79 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì:

  • Pháp nhân thương mại thực hiện hoạt động rửa tiền có thể bị phạt tiền đến 20 tỷ đồng; hoặc thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một; hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người; gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Rửa tiền – Những quy định pháp luật đối với hành vi rửa tiền“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

“Con la tiền” là gì?

“Con la tiền” là một dấu hiệu để nhận biết tội phạm rửa tiền. “Con la tiền” là một người nhận tiền từ một bên thứ ba trong tài khoản ngân hàng của họ và chuyển cho một người khác hoặc lấy ra bằng tiền mặt và đưa cho người khác, nhận hoa hồng cho nó. 

Những vi phạm tài khóa như trốn thuế có thể được cho là rửa tiền?

Trốn thuế và các vi phạm tài chính  khác bị coi là tội phạm rửa tiền ở hầu hết các quốc gia có nền pháp lý được quy định hiệu quả nhất trên thế giới.

Các phương thức rửa tiền phổ biến bao gồm?

– Chia nhỏ số tiền mặt, vận chuyển tiền mặt qua biên giới, thông qua các giao dịch thương mại (gian lận, chuyển tiền ít hơn hoặc nhiều hơn so với giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường), thông qua các hoạt động casino hoặc vui chơi giải trí có thưởng, sử dụng các công ty “bình phong” và công ty “vỏ bọc”

Khách thể tội phạm của tội rửa tiền?

Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, các loại tài sản do phạm tội mà có với bất kể loại tội gì mà người đó hoặc người khác đã thực hiện mang lại số tiền và tài sản bất hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận