Ranh giới thửa đất có thay đổi thì phải làm sao?

26/08/2022
Ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao?
951
Views

Xin chào Luật sư, hiện nay xung quanh mảnh đất gia đình tôi đang ở có nhiều thửa đất có sự thay đổi diện tích và ranh giới bị xê dịch. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: “Khi ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao?“. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư. Để giải đáp thắc mắc Ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao? mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Khái niệm về ranh giới thửa đất 

Ranh giới đất đai là đường vẽ trên bàn đồ hoặc mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của các thủ thể có quyền sử dụng, chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Ranh giới phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của người sử dụng đất với người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định.

Việc xác định ranh giới đất tuân theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên qua. Mục đích của việc làm này là xác định ranh giới đất với các bất động sản liền kề nhau. Từ căn cứ đó để có thể hoàn thiện hóa bản đồ hành chính về đất đai của khu vực.

Nguyên tắc xác định ranh giới sử dụng đất 

Căn cứ theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành thì hoạt động về quản lý địa giới hành chính của thửa đất bao gồm các hoạt động như sau: 

– Hoạt động xác định địa giới hành chính;

– Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính;

– Lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ về địa giới hành chính.

Hồ sơ địa giới hành chính

Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính bao gồm:

– Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc lập đơn vị hành chính và điều chỉnh địa giới 

– Bản đồ địa giới hành chính: Là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa chất, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính

– Sơ đồ vị trí các mốc đại giới hành chính 

– Bảng tọa động các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính

– Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính

–  Biên bản xác nhân mô tả đường địa giới hành chính

– Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính

– Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới

Quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Việc quản lý hồ sơ địa giới hành chính được Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành được quy định như sau:

– Hồ sơ địa giới hành chính caaos nào sẽ được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đps, Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ nội vụ, Bộ tài nguyên môi trường

– Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh do Bộ nội vụ trực tiếp xác nhận.

Ranh giới thửa đất được quy định như thế nào trong luật pháp?

Theo thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng sử dụng, bản án của Tòa án có hiệu lực thi hành, các quyết định hành chính của các cấp có thẩm quyền hay kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận.

Đồng thời, theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015, tại Điều 175 ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Các chủ sở hữu đất không được lấn chiếm, thay đổi mốc giới hạn kể cả đó là kênh, mương, hào, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng và duy trì ranh giới theo quy định luật pháp.

Ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao?

Mục đích của việc xác định ranh giới thửa đất?

Ranh giới giữa các mảnh đất sẽ phân định quyền chiếm hữu sử dụng đất đối với nhưng người có đất bên cạnh. Sử dụng đúng ranh giới là nghĩa vụ của các công dân sử dụng đất được Luật Đất Đai 2013 quy định.

Vì vậy, việc thực hiện đo đạc, khảo sát và xác định ranh giới thửa đất là cần thiết để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai khi xảy ra. Bên cạnh đó, việc đo đạc, áp dụng các phương pháp lập bản mô tả còn có mục đích như sau:

  • Làm sổ đỏ: hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong văn bản này có chứa đựng tất cả những thông tin về mảnh đất đó, diện tích và ranh giới thửa đất.
  • Tránh việc tranh chấp: Việc tranh chấp hai mảnh đất liền kề rất hay xảy ra trên thực tế. Do đó, xác định ranh giới đất sẽ giúp tránh tình trạng tranh chấp xảy ra hơn.
  • Giải quyết tranh chấp: Khi tình trạng tranh chấp của hai bên xảy ra, trường hợp chưa xác định được ranh giới, việc đo đạc lại diện tích là giải pháp để giải quyết tranh chấp.

Ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao?

Trong quá trình sử dụng, nhiều thửa đất có sự thay đổi diện tích và ranh giới bị xê dịch. Vậy khi ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao? Khi ranh giới thửa đất có sự thay đổi so với diện tích ban đầu được quy định trong sổ đỏ. Người sở hữu mảnh đất đó sẽ có quyền gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền về việc xác định lại ranh giới thửa đất. 

Sẽ có hai trường hợp xảy ra đó diện tích thửa đất tăng lên và diện tích thửa đất giảm đi. Trường hợp đất giảm đi so với diện tích ban đầu trong sổ đỏ sẽ xảy ra hiện tượng tranh chấp đất đai, khiếu nại. Lúc này cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải tiến hành đo đạc, khảo sát và thẩm tra lại diện tích đất. Từ đó xác định lại ranh giới đất cho chính xác theo đúng quy định pháp luật.

Quy định của Pháp luật về nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất

Bên cạnh việc tìm câu trả lời khi ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao, người đọc cần biết được nguyên tắc xác định ranh giới. Theo đó, trong Luật Đất Đai 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã quy định.

Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê khai đất đai

Bản đồ địa chính là một phần của hồ sơ địa chính, ở trong bản đồ phải thể hiện rõ được vị trí thửa đất, ranh giới và diện tích của lô đất đó. Từ đó, bạn có thể đăng ký đất đai hoặc hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sổ mục kê khai đất đai chính là kết quả của việc điều tra, đo đạc địa chính là tổng hợp các thông tin về lô đất đó. Đây là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất mà khi tiến hành xác định ranh giới cần làm.

Lập dưới dạng sổ và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Bản đồ địa chính và sổ mục kê khai sau khi lập xong sẽ được cấp dưới dạng sổ. Đồng thời phải được lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính, mục đích nhằm quản lý đất đai thuận tiện và là cơ sở căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai nếu có.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ranh giới thửa đất có thay đổi thì phải làm sao″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Ranh giới giữa các thửa liền kề được xác định như thế nào?

Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì xử lý như thế nào?

Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

Cách xác định ranh giới thửa đất như thế nào?

Bước 1: Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa.
Người dẫn đạc có thể là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố…
Bước 2: Đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất.
Bước 3: Yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.