Quyết định tạm ngừng kinh doanh mới năm 2022

30/06/2022
Quyết định tạm ngừng kinh doanh
658
Views

Khi doanh nghiệp kinh doanh không đạt hiệu quả mong muốn, chủ doanh nghiệp, công ty có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, công ty thay vì làm thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Quyết định tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Các lý do tạm ngừng kinh doanh

Khi muốn tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó lý do tạm ngừng kinh doanh là nội dung rất quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định tạm ngừng kinh doanh.

Trên thực tế có rất nhiều lý do để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh như:

  • Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;
  • Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;
  • Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.

Trên đây là một số lý do mà doanh nghiệp thường đưa ra khi muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Chi phí trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.

Khi tạm ngừng kinh doanh tức là doanh nghiệp không có phát sinh bất kỳ chi phí nào liên quan đến hoạt động sản xuất nên các chi phí nếu có phát sinh sẽ không phải là chi phí được trừ. Tuy nhiên, đối với trường hợp công ty tạm ngừng hoạt động với thời gian dưới 9 tháng do sản xuất theo mùa vụ thì:

– Các khoản chi phí như lương, điện, thuê văn phòng… thực tế phát sinh nhưng không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

– Trường hợp TSCĐ thuộc quyền sở hữu của công ty đang dùng cho hoạt động sản của của doanh nghiệp tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng, sau đó tài sản cố định đó tiếp tục được được vào phục vụ cho sản xuất thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, công ty trích khấu hao và khoản chi phí trích khấu hao đó được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Quyết định tạm ngừng kinh doanh
Quyết định tạm ngừng kinh doanh

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp, trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.

Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Ví dụ ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.

Quyết định tạm ngừng kinh doanh ở dưới đây

Mời bạn tham khảo và tải xuống quyết định tạm ngừng kinh doanh

Không đăng ký tạm ngừng kinh doanh đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thì mức phạt khi vi phạm tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, chi tiết như sau:

“Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”

Việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh quá thời hạn quy định sẽ bị phạt với mức phạt tối đa lên đến2.000.000 đồng.

Trên thực tế, doanh nghiệp ít khi bị phạt về việc chậm nộp quyết định tạm ngừng hoặc không thông báo tạm ngừng kinh doanh. Vì việc doanh nghiệp tạm ngừng chỉ có nội bộ doanh nghiệp biết. Trái lại, khi đã tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp ít quan tâm hoặc không quan tâm đến việc nộp tờ khai thuế đúng hạn. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp thường bị phạt do chậm nộp tờ khai thuế. Và mức phạt chậm nộp tờ khai thuế năm 2022 hiện rất nặng, có thể lên đến 15.000.000 đồng (căn cứ điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Quyết định tạm ngừng kinh doanh
Quyết định tạm ngừng kinh doanh

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi

Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về tạm ngừng kinh doanh

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Quyết định tạm ngừng kinh doanh ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, Hợp thức hóa lãnh sự, giải thể công ty, dịch vụ giải thể công ty, thành lập công ty ở Việt Nam,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tạm ngừng kinh doanh cần giấy tờ gì?

Tạm ngừng kinh doanh cơ bản cần giấy tờ sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Tạm ngừng kinh doanh cần thủ tục gì?

Tạm ngừng kinh doanh cơ bản cần các thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Tạm ngừng kinh doanh được bao lâu?

Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa là 1 năm (12 tháng). Và không giới hạn số năm tạm ngừng kinh doanh

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.