Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự như thế nào?

20/09/2022
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự như thế nào?
544
Views

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Vậy pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Hợp đồng dân sự là gì?

Hợp đồng dân sự là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và thông dụng, hợp đồng dân sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật Dân sự. Hợp đồng có những tên gọi khác nhau như thỏa thuận, giao kèo, khế ước, thỏa ước, hiệp ước mặc dù rất gần gũi, thiết yếu và quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng khi hỏi nó là gì thì không phải ai cũng có thể định nghĩa được về nó. Thậm chí các luật gia cũng có những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên tất cả các định nghĩa đó đều có chung một hạt nhân hợp lý.

Có nhiều cách định nghĩa “Hợp đồng dân sự”, chẳng hạn:

Theo phương diện chủ quan: Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự, trong đó các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cho nhau.

Theo phương diện khách quan: Hợp đồng dân sự là một loại quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Dưới góc độ pháp luật, hợp đồng dân sự tại Việt Nam được quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Đặc điểm hợp đồng dân sự

Theo quy định pháp luật tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.

Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.

Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.

Nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ hai nguồn gốc là hành vi pháp lý hoặc sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý bao gồm các sự kiện, hoặc tự nguyện (như vi phạm) hoặc không tự nguyện; hợp pháp hoặc không hợp pháp mà hậu quả pháp lý cụ thể của chúng được xác định không phải bởi các bên mà bởi pháp luật. Tự nguyện trong sự kiện pháp lý chỉ là tự nguyện đối với hậu quả thiệt hại chứ không tự nguyện đối với hậu quả pháp lý.

Hành vi pháp lý là một sự thể hiện ý chí nhằm làm phát sinh ra một hậu quả pháp lý, có nghĩa là làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi. Sự thể hiện ý chỉ có thể là đơn phương (như đề nghị giao kết hợp đồng) hoặc có thể là đa phương, hay còn gọi là sự thống nhất ý chí, có nghĩa là sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng. Vậy nên hợp đồng thường được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người xác lập nhằm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự là gì?
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự là gì?

Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.

Hợp đồng là sự thống nhất của ý chí các chủ thể tham gia giao kết, nội dung của hợp đồng thể hiện rõ ý chỉ đó của các bên trong phần quyền và nghĩa vụ cụ thể. Vì vậy, hợp đồng ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lập một quan hệ nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Nếu phân tích hợp đồng từ các lời hứa hay sự cam kết, thì hợp đồng có thể được xem là một phương thức mà theo đó người này thương lượng với người khác để có thể tạo ra sự đảm bảo rằng những lời hứa hay sự cam kết của họ có đời sống dài lâu hơn so với những trạng thái dễ thay đổi trong suy nghĩ của họ. Điều này nghĩa là khi đã cam kết thực sự và mong muốn tạo lập ra một hậu quả pháp lý, những người cam kết bị ràng buộc vào cam kết của mình (trừ trường hợp trở ngại khách quan, bất khả kháng) mà pháp luật gọi đó là nghĩa vụ.

Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự là gì?

Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng có phạm vi rất rộng, trước đây trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29-4-1991 (Điều 1) quy định hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một hoặc không làm công việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không liệt kê cụ thể các quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể đó tuy nhiên về bản chất thì các quyền và nghĩa vụ mà các bên hướng tới khi giao kết, thực hiện hợp đồng là những quyền và nghĩa vụ để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, đó cũng chính là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và các hợp đồng kinh tế, thương mại. Yếu tố này giúp phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế:
Mục đích của hợp đồng kinh tế khi các bên chủ thể tham gia là mục đích kinh doanh (nhằm phát sinh lợi nhuận) trong khi đó hợp đồng dân sự các bên tham gia nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thủ tục đăng ký lại khai sinh trực tuyến; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào hợp đồng dân sự vô hiệu?

Hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng mà khi giao kết hoặc thực hiện không bảo đảm những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; hoặc đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do khách quan.

Có phải tất cả hợp đồng dân sự đều là hợp đồng song vụ không?

Không phải tất cả hợp đồng đều là hợp đồng song vụ. Hợp đồng dân sự được phân loại là đơn vụ hoặc song vụ. Căn cứ vào mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Trên thực tế, số lượng hợp đồng song vụ chiếm tỷ lệ nhiều hơn đơn vụ. Ví dụ của hợp đồng đơn vụ như là: Hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện; di chúc.

Hợp đồng dân sự chấm dứt khi nào?

Việc chấm dứt hợp đồng cũng cần có điều kiện nhất định như:
Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS;
Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;
Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.