Những điều bạn cần biết về quyền chiếm hữu

27/01/2022
Những điều bạn cần biết về quyền chiếm hữu
828
Views

Quyền chiếm hữu là một trong những quyền năng trong quyền sở hữu. Đây là quyền cơ bản của con người và thường gắn liền với chủ sở hữu tài sản đó. Tuy nhiên, có nhiều người chưa nắm rõ được những vấn đề xung quanh quyền chiếm hữu. Hôm nay, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Những điều bạn cần biết về quyền chiếm hữu”. Mong rằng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về quyền này cũng như có sự hiểu biết để áp dụng trong cuộc sống. Mời bạn đọc tham khảo.

Quy định về quyền chiếm hữu

Chiếm hữu tài sản là gì?

Trước khi tìm hiểu quyền chiếm hữu là gì thì trước tiên cần hiểu về khái niệm “chiếm hữu”. Chiếm hữu được quy định tại Bộ luật dân sự 20165 như sau:

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

Chủ thể có quyền chiếm hữu

Dựa trên quy định về “chiếm hữu”, ta có thể đưa ra các chủ thể có quyền chiếm hữu như sau:

-Chủ sở hữu của tài sản

_ Người được chủ sở hữu chuyển giao. Ví dụ người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

– Người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao; được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

-Người được Nhà nước giao quyền chiếm hữu không theo thông qua quyết định có hiệu lực; hoặc qua một bản án có hiệu lực pháp luật.

Phân loại về chiếm hữu tài sản quy định tại Bộ Luật Dân sự

Căn cứ dựa trên những quy định của pháp luật thì chiếm hữu được phân loại gồm: 

Thứ nhất, Chiếm hữu ngay tình

 Căn cứ vào Điều 180 Bộ Luật Dân sự 2015:

“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm hai loại là: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

Thứ hai, Chiếm hữu không ngay tình

Căn cứ vào điều 181 Bộ Luật Dân sự 2015″ Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”

Ngược lại với chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình là trường hợp đòi hỏi người chiếm hữu phải nhận thức được mình không có quyền đối với tài sản, việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Biết và buộc phải biết mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu của người chiếm hữu là cơ sở pháp lý để pháp luật buộc họ phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế đối với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền đối với tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra theo Điều 579.

Thứ ba, Chiếm hữu liên tục

Căn cứ vào những quy định tại điều 182 Bộ Luật Dân sự 2015 “Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Thứ tư, Chiếm hữu công khai

Pháp luật về dân sự quy định tại Điều 183 Bộ Luật Dân sự 2015:

1.Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.” Chiếm hữu công khai được thể hiện chính là ở việc người chiếm hữu thực hiện các tác động vật chất đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu giếm. Người chiếm hữu có thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách rõ ràng, không che giấu vì một ý đồ gì.

Nguyên tắc suy đoán về quyền chiếm hữu và bảo vệ việc chiếm hữu

Căn cứ theo Điều 184, Bộ luật Dân sự 2015:

“ Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi; khôi phục tình trạng ban đầu; trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại; hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi; khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

Việc xác định quyền chiếm hữu của chủ thể là căn cứ quan trọng để bảo vệ quyền năng của người có quyền chiếm hữu, đồng thời ngăn chặn những hành vi của chủ thể không có quyền chiếm hữu xác lập lên tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Những điều bạn cần biết về Quyền chiếm hữu“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản không?

Tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu; hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu nhưng lại có quyền định đoạt đối với tài sản khi có căn cứ:
– Theo sự ủy quyền định đoạt của chủ sở hữu.
– Theo quy định của pháp luật.

Trong điều kiện bình thường, 1 người có thể chiếm hữu tài sản của ta được không?

Được trong trường hợp bạn không chứng minh được tài sản đó là của bạn. Hoặc người đó chiếm hữu tài sản của bạn một cách ngay tình. Vì vậy, hãy bảo vệ tài sản của bạn an toàn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.