Quy trình cấp giấy chứng nhận chất lượng nhanh, đơn giản

06/07/2022
540
Views

Hiện nay, các loại hàng hóa, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng nên hàng giả, hàng thật tràn lan trên thị trường . Do đó, người tiêu dùng rất khó nhận biết đâu là loại hàng có chất lượng tốt, hàng hóa nào đã đạt chất lượng khi kiểm định. Các nhà sản xuất luôn muốn nhận được Giấy chứng nhận chất lượng để khách hàng tin tưởng dùng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, quy trình cấp Giấy chứng nhận chất lượng như thế nào thì không phải nhà sản xuất nào cũng nắm rõ. Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 20/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Quy định của pháp luật về Giấy chứng nhận chất lượng

Giấy chứng nhận chất lượng là gì?

Giấy chứng nhận chất lượng (certificate of quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Giấy chứng nhận chất lượng chính là bằng chứng chứng minh hàng hóa đạt chất lượng tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hóa.

Có hai loại chứng nhận là: chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn và chứng nhận phù hợp quy trình kỹ thuật.

  • Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn: được tiến hành khi cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu. Đây là chứng nhận tự nguyện, chỉ bắt buộc nếu khách hàng có yêu cầu. Cách thức nhận định độ phù hợp tiêu chuẩn là do cá nhân hoặc tổ chức chứng minh và xác nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc công bố phù hợp tiêu chuẩn quyết định nhưng phải phù hợp với từng hàng hóa để chắc chắn mức độ chuẩn xác.
  • Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: được tiến hành khi cơ quan quản lý của Nhà nước yêu cầu. Đây là chứng nhận bắt buộc, thường là các vấn đề về môi trường, an toàn, vệ sinh… Cách thức nhận định sự phù hợp các quy chuẩn về kỹ thuật được nêu rõ tại quy chuẩn kỹ thuật tương đương.

Như vậy, khi các nhà sản xuất có được Giấy chứng nhận chất lượng thì hàng hóa của họ chính là hàng hóa đạt tiêu chuẩn. Từ đó, khách hàng có tin dùng sản phẩm của họ và tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với các hàng hóa khác trên thị trường.

Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận chất lượng?

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 20/2013/NĐ-CP quy định quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; tổ chức, quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và phân định sản phẩm, hàng hóa;
  • Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường; phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; chỉ định tổ chức giữ chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường; tổ chức quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
  • Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và quản lý về ghi nhãn hàng hóa trên phạm vi cả nước; hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Quy trình cấp giấy chứng nhận chất lượng
Quy trình cấp giấy chứng nhận chất lượng

Khoản 5 Điều 2 Nghị định này quy định: “Hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc ngành, lĩnh vực theo danh mục do Chính phủ quy định; quản lý việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trong phạm vi quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực của Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Theo đó, hiện nay có hai cơ quan cấp Giấy chứng nhận chất lượng là: Bộ Công thương Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận

Thời gian để được cấp Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là trong vòng từ 3-5 ngày làm việc, riêng đối với các nhóm hàng là thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung là khoảng 20 ngày làm việc.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động khoa học và công nghệ

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 20/2013/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ:

  • Chỉ đạo thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 5 năm và hàng năm, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy việc phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật trọng điểm trên cơ sở đổi mới, làm chủ công nghệ, tập trung phát triển công nghệ mới, công nghệ cao;
  • Chủ trì hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; quy định, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
  • Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc chứng nhận hoạt động ứng dụng, nghiên cứu, phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao; quy định điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục xác nhận cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao; xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về công nghệ cao thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ; xây dựng trình Chính phủ ban hành tiêu chí, điều kiện thành lập khu công nghệ cao và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghệ cao; trực tiếp quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc;
  • Hướng dẫn việc xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánh giá, nghiệm thu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ; việc giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước cho các tổ chức, cá nhân. Khai thác, ứng dụng, công bố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
  • Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, nhiệm vụ trong các chương trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
  • Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đặt hàng một số sản phẩm khoa học và công nghệ đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
  • Kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành quá trình thực hiện và sau nghiệm thu các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước; tổ chức đánh giá độc lập kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ;
  • Hướng dẫn, đăng ký hoạt động đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
  • Quy định hoạt động chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ; hướng dẫn việc đánh giá, định giá, thẩm định, giám định công nghệ; cấp phép chuyển giao công nghệ và chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ theo phân cấp; thẩm định nội dung khoa học và công nghệ của các dự án đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, các chương trình, đề án nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường công nghệ thuộc thẩm quyền; thẩm định, trình Chính phủ ban hành danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và danh mục công nghệ cấm chuyển giao;
  • Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm, hàng năm và nghiệp vụ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chất lượng

Các tổ chức, cá nhân có quyền tự do lựa chọn chứng nhận sự phù hợp

Được cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa

Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm đã được chứng nhận chất

Quy trình cấp Giấy chứng nhận chất lượng

Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng

Việc trao đổi thông tin với khách hàng sẽ nắm được những yêu cầu của khách hàng. Từ đó có những thông tin cần thiết đề thực hiện theo đúng mong muốn của khách hàng.

Bước 2: Đáng giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan

Sau khi đã trao đổi thông tin với khách hàng, tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan để giúp các doanh nghiệp tìm ra những thiếu sót, nhầm lẫn trong khi chuẩn bị tài liệu và kịp thời điều chỉnh.

Bước 3: Đánh giá chính thức

Đơn vị làm công tác kiểm tra sẽ kiểm tra và thẩm định thực tế, xem xét và so sánh sự phù hợp giữa hồ sơ và hiện thức để có những chỉnh lý phù hợp nhất. Sau đó, sẽ tiền hành họp đồng nhất ý kiến với cở sở kinh doanh.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận

Sau khi tổ chức chứng nhận đã kiểm tra kỹ lưỡng và thấy hồ sơ tài liệu là đúng với những gì ở thực tế thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho đơn vị kinh doanh.

Bước 5: Đánh giá lại chứng nhận

Giấy chứng nhận chất lượng chỉ có thời hạn không kéo dài quá ba năm. Vì thế nên khi hết thời gian ba năm, các bộ phận nơi cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm sẽ lại thực hiện các hoạt động đánh giá để quyết định cấp lại giấy chứng nhận hay không thì lúc đó Giấy chứng nhận mới tiếp tục có hiệu lực trong ba năm sau đó.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Quy trình cấp giấy chứng nhận chất lượng . Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu, nên có nhiều loại CO ( miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). Do đó mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu. 

Mặt hàng nào cần Giấy chứng nhận chất lượng?

Tuy không bắt buộc trong hồ sơ hải quan nhưng Giấy chứng nhận chất lượng lại rất có lợi cho hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu thì nên xin loại giấy chứng nhận này.
Với những mặt hàng đặc thù, có giấy chứng nhận chất lượng – CQ sẽ giúp cho việc thông qua hải quan được thực hiện nhanh chóng hơn. Đồng thời, nó còn giúp các đối tác, khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

5/5 - (7 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.