Quy định xử phạt xe không chính chủ theo quy định pháp luật

21/12/2021
Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy và ô tô như thế nào? Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô như thế nào?
977
Views

Nhằm mục đích tạo tạo điều kiện cho người dân sở hữu xe chính chủ, cũng như hướng dân người dân tuân thủ luật, tránh bị xử phạt, Bộ Công an đã chính thức cho phép người dân sang tên xe qua nhiều đời chủ, kể cả khi không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu (mua bán, cho tặng…). Thời hạn thực hiện đến hết ngày 31/12/2021, tuy nhiên, nhiều người dân thực tế vẫn chưa nắm rõ nội dung này. Quy định xử phạt xe không chính chủ theo quy định pháp luật như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào?

Xe không chính chủ được hiểu là cá nhân, tổ chức sử dụng xe sau khi mua lại, được tặng cho lại nhưng không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định của pháp luật.

Còn đăng ký sang tên xe được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA.

Được hiểu là trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Theo đó có thể hiểu rằng không sang tên xe là hành vi của các cá nhân, tổ chức không thực hiện các thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền khi quá 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữ xe từ việc chuyển nhượng, tặng cho…

Theo quy định tại khoản 10 Điều 80 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thi các cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt lỗi không sang tên xe khi và chỉ khi Cơ quan điều tra hoặc Cảnh sát giao thông xác minh được vi phạm không sang tên xe thông qua công tác điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe.

“10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.”

Điều khoản trên có nghĩa là quy định phạt xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua một trong hai hoạt động cụ thể sau:

  • Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Thông qua công tác đăng ký xe.

Tóm lại, người điều khiển xe đi mượn hoặc thuê thì sẽ không bị xử phạt vi phạm lỗi xe không chính chủ.

Việc xử phạt xe không chính chủ chỉ được tiến hành khi người được chuyển nhượng xe (thông qua các hình thức như mua bán, tặng cho, thừa kế) không đi làm thủ tục sang tên xe và bị phát hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe.

Mức phạt xe máy không chính chủ

Điều 30 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với trường hợp không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe như sau:

“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.”

Trường hợp mua, được cho tặng, nhận thừa kế xe máy mà không sang tên sẽ bị phạt tiền

  • Từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với trường hợp chủ xe là cá nhân;
  • Từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với trường hợp chủ xe là tổ chức.

Mức phạt xe ô tô không chính chủ

Mức xử phạt không chính chủ đối với ô tô theo quy định tại điểm L khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

“7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô”

Như vậy có thể thấy mức xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên đối với ô tô khá là lớn:

  • Đối với cá nhân là từ 2 triệu đến 4 triệu đồng,
  • Đối với tổ chức là phạt từ 4 triệu đến 8 triệu đồng.

Thời hạn của giấy phép lái xe

Bằng lái xe được chia làm nhiều loại, trong đó phải kể đến những loại hình chính: A, B, C, D, E, F và từng loại chia ra thành A1, A2, A3, A4, B1, B2,… Mỗi bằng lái xe có thời hạn sử dụng khác nhau cho nên việc cấp đổi giấy phép lái xe kịp thời là một điều rất cần thiết.

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của các giấy phép lái xe được quy định như sau:

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT còn quy định thêm về vấn đề này như sau:

Điều 37. Đổi giấy phép lái xe

3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

Như vậy, chỉ trừ giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 là những bằng lái không có thời hạn và chỉ cần thi một lần trong đời, thì những bằng lái xe khác đều có thời hạn nhất định. Mặc dù thời hạn được quy định cho những loại giấy phép lái xe còn lại như B1, A4, B2, C, D,… không giống nhau, nhưng một khi đã hết thời hạn và lái xe có nhu cầu tiếp tục được điều khiển những phương tiện yêu cầu các loại bằng lái xe này thì họ đều phải làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục đổi giấy phép lái xe hết hạn

Sau khi đã chuẩn bị xong giấy tờ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người có nhu cầu đổi giấy phép lái xe hết hạn phải mang bộ hồ sơ này nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người lái xe phải nộp hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải bằng phương thức nộp trực tiếp hoặc gián tiếp qua website trực tuyến.

Như vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm giải quyết việc cấp đổi giấy phép lái xe hết hạn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Quy định xử phạt xe không chính chủ theo quy định pháp luật” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phạt nóng khi vi phạm giao thông là như thế nào?

Phạt nóng là hình thức phạt ngay sau khi vi phạm giao thông; bạn bị CSGT phát hiện vi phạm và được lập biên bản tại nơi vi phạm. Hình thức phạt này phải đóng tiền ngay sau đó; bên cơ quan CSGT sẽ thu giữ các giấy tờ lái xe của người vi phạm. Mọi người đến cơ quan CSGT để nộp phạt lấy lại giấy tờ; hoặc chọn nộp phạt qua bưu điện sau đó giấy tờ cũng được chuyển về tận nhà qua bưu điện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.