Quy định xử phạt trâu bò thả rông như thế nào?

20/07/2022
Quy định xử phạt trâu bò thả rông hiện nay
1319
Views

Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, người dẫn trâu bò đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường. Trường hợp cần cho trâu bò đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn, không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới, không được thả rông súc vật trên đường bộ.

Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định xử phạt trâu bò thả rông qua bài viết dưới đây.

Quy định xử phạt trâu bò thả rông

Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình có quy định hành vi mức phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

2. Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

3. Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Đối chiếu với quy định định này, thì việc thả rông trâu bò nơi công cộng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.

Khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ có quy định: Không được thả rông súc vật trên đường bộ. Trường hợp người dắt súc vật đi trên đường bộ, theo điểm 1 và điểm 2 Điều 34 Luật Giao thông đường bộ, cần phải tuân thủ nguyên tắc sau: Phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường, trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng.

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng.

Trường hợp chủ gia súc không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn giao thông, dẫn dắt gia súc đi vào đường giao thông gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 10 Mục 1 Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ:

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng nếu không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố; điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Bồi thường thiệt hại do trâu bò gây tai nạn cho người đi đường

Quy định xử phạt trâu bò thả rông hiện nay
Quy định xử phạt trâu bò thả rông hiện nay

 Tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra như sau:

  • Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Đối chiếu với quy định này nếu trâu bò thả rông gây thiệt hại cho người đi đường thì chủ sở hữu trâu, bò phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đi đường.

Thực trạng xử lý trâu bò thả rông hiện nay

Việc xử lý trâu bò thả rông hiện nay gặp những vấn đề phát sinh như: gia súc thả rông từ các địa phương lân cận di chuyển đến; việc bắt, tạm giữ gia súc để xử lý vi phạm cần nhân lực chuyên nghiệp và chuồng trại để nuôi nhốt… nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác xử lý vi phạm. Hiện nay, UBND phường đang triển khai đánh số đối với đàn gia súc trâu, bò để thuận lợi hơn trong công tác quản lý và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.

Các địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý trường hợp người chăn nuôi trâu, bò thả rông. Đó là cho cam đoan, vận động nhắc nhở và xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần, thậm chí đã tháo dỡ chuồng bò trái quy định. Thế nhưng, tình trạng thả rông trâu bò trong khu dân cư trái quy định vẫn tiếp tục xảy ra.

Theo khoản 2 Điều 10, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, hành vi để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông chỉ bị phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng. Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối hành vi thả rông động vật nuôi nơi công cộng; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác…

Chưa kể, việc địa phương tổ chức bắt nhốt đàn trâu, bò thả rông, không người quản lý cũng bất cập bởi các phường, xã không có lực lượng canh giữ cũng như chăm sóc trâu, bò trong suốt thời gian chờ chủ đến giải quyết. Nhiều trường hợp chủ đàn bò không chịu đến nhận; bò chết sau một thời gian bị nhốt trong chuồng, chính quyền địa phương phải bỏ tiền ra đền bù cho người dân theo giá thị trường.

Theo nhiều người dân, do hình thức xử phạt hành chính theo quy định còn nhẹ nên tình trạng các hộ chăn nuôi viết cam kết lần 2, lần 3, thậm chí lần 4, lần 5 về việc không thả rông bò trên địa bàn nhưng vẫn tái phạm không phải là chuyện hiếm.

Trong quá trình đô thị hóa, nhiều hộ nông dân không có điều kiện chuyển đổi ngành nghề nên cố gắng thoát nghèo bằng cách theo đuổi việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với những trường hợp này, nhiều địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý do tâm lý không muốn “triệt đường” làm ăn của bà con.

Để giải quyết tận gốc vấn đề người dân chăn nuôi trâu, bò rồi thả rông trong đô thị, bên cạnh việc xử lý theo quy định thì cần phải kết hợp các biện pháp tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức thị dân của người dân và điều quan trọng nhất là chính quyền phải có cơ chế khuyến khích để người dân chuyển đổi nghề nghiệp, có cơ hội tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định xử phạt trâu bò thả rông”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty hợp danh, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Trâu bò thả rông gây tại nạn giao thông chủ có phải chịu trách nhiệm?

Tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra như sau:
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Chủ gia súc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người có phải đi tù không?

Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trường hợp vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự năm 2015.

Quy định về dẫn trâu bò trên đường

Người dẫn dắt trâu bò đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới; không được thả rông súc vật trên đường bộ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.