Quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân như thế nào?

17/08/2022
Quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân
586
Views

Khi kinh doanh mua bán, việc xuất hóa đơn cho người mua khi họ sử dụng dịch vụ, hàng hóa mà người bán cung cấp là nghĩa vụ của người bán. Tuy nhiên, trên thực tế không ít trường hợp người mua từ chối lấy hóa đơn. Vậy trong trường hợp đó người kinh doanh phải xử lý như thế nào? Quy định về xuất hoá đơn cho cá nhân ra sao? Cần chú ý những gì khi lập, quản lý sử dụng hoá đơn cho khách hàng lẻ? Mức xử phạt khi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng là bao nhiêu? Để hiểu rõ được thắc mắc trên, Luật sư 247 sẽ giải đáp thông qua bài viết quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về việc xuất hóa đơn cá nhân. Mời bạn theo dõi đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về xuất hoá đơn cho cá nhân

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC: thì: “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Như vậy, đối với trường hợp giao dịch bán hàng có giá trị lớn hơn 200.000 đồng thì phải xuất hóa đơn (dù khách hàng là khách hàng lẻ, khách hàng cá nhân và họ không lấy hóa đơn)

Nếu giá trị của giao dịch bán hàng nhỏ hơn 200.000 đồng thì kế toán sẽ không phải lập hóa đơn từng lần. Tuy nhiên, kế toán phải lập thêm chứng từ bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ để cuối ngày căn cứ vào bảng kê xuất hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán lẻ. Nếu giá trị của giao dịch bán hàng nhỏ hơn 200.000 đồng và khách hàng yêu cầu lập hóa đơn thì kế toán vẫn phải lập hóa đơn và xuất cho khách như bình thường.

Như vậy, xuất hóa đơn cho người mua hay xuất hóa đơn cho cá nhân, tổ chức mua hàng là một trong những nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp và có những quy định riêng cho hoạt động này. Kế toán cần đảm bảo tuân thủ để doanh nghiệp đáp ứng được các quy định của pháp luật.

Xuất hoá đơn cho khách hàng cá nhân

Cần chú ý những gì khi lập quản lý sử dụng hoá đơn cho khách hàng lẻ?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử:
“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Quy định về nội dung trên hóa đơn cho khách hàng lẻ (cá nhân)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế có các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;

– Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế);

– Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;

– Thời điểm lập hóa đơn;

– Mã của cơ quan thuế.

Quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân
Quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân

Lập và xuất hoá đơn điện tử khi khách hàng lẻ không lấy hoá đơn

Căn cứ vào quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung cho Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC và Khoản 2 Điều 16 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì đối với khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn thì bên mua vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ cho từng lần bán, đồng thời từ thời điểm triển khai hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì bên bán còn cần báo cáo dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định.

Các quy định về hoá đơn nói chung và hoá đơn trực tiếp nói riêng về cơ bản rất rõ ràng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là đáp ứng đầy đủ quy định để tránh việc bị xử phạt hoặc những vấn đề nghiêm trọng hơn như sai sót thông tin kế toán. Vì vậy, việc xuất hóa đơn cho cá nhân là một trong những vấn đề mà kế toán doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý.

Mức xử phạt khi không lập hóa đơn có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng

Về mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. (Theo Khoản 4, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP)          
– Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.” (Theo Khoản 5, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; cấp phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có cần đăng ký sử dụng bao nhiêu hóa đơn không? 

Tại Khoản 3, điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy đinh cách đánh số hóa đơn như sau:
Ghi số hóa đơn gồm 8 chữ số.
Không phải thông báo phát hành số lượng hóa đơn Từ số… Đến số… Thay vào đó là đánh bắt đầu từ số 1 vào ngày 1/1 (hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn) theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn và kết thúc vào ngày 31/12 tối đa đến số 99 999 999. Sang năm tiếp theo lại đánh quay vòng từ số 1.

Đâu là các trường hợp bị ngừng cấp mã xác thực hóa đơn điện tử?

– Đối tượng chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
– Đối tượng thuộc trường hợp Cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
– Đối tượng đã thông báo với Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.
– Đối tượng đã có thông báo của Cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
– Sử dụng hóa đơn điện tử có mã để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị phát hiện và thông báo tới Cơ quan thuế.
– Lập hóa đơn điện tử có mã để bán khống hàng hóa, dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân khác bị phát hiện và báo cho Cơ quan thuế.
– Các doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh khi bị Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và yêu cầu tạm ngừng kinh doanh.
Doanh nghiệp bị Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát. Dựa vào kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế nhận thấy doanh nghiệp thành lập với mục đích mua bán và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và ban hành thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã.

Khách hàng có phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử hay không?

– Đối với khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng lẻ, không cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì không cần thiết phải ký điện tử vào hóa đơn điện tử nhận được.
– Đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị kế toán cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì bắt buộc phải ký điện tử vào hóa đơn điện tử nhận được thì hóa đơn mới được coi là hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan Thuế.
– Đối với hóa đơn mua hàng là điện, nước, viễn thông, khách hàng không nhất thiết phải có chữ ký của người mua và dấu của người bán, hóa đơn vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý, được cơ quan Thuế chấp nhận.
– Ngoài ra còn có một số trường hợp đặc biệt mà bên bán xin phép cơ quan thuế chấp nhận cho bên mua của mình không cần phải ký số vào hóa đơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.