Quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành

28/10/2022
Quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành
341
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Tấn Hoàng, hiện nay công ty chúng tôi đang đàm phán để có thể xây dựng một bệnh viện. Chúng tôi vẫn chưa rõ về các quy định xây dựng bệnh ra sao, chúng tôi cần đảm bảo những điều kiện gì thì mới được cấp phép hoạt động. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bệnh viện?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bệnh viện thuộc về:

+ Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác;

+ Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền cấp của Bộ trưởng Bộ y tế.

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành

Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện, cụ thể như sau:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

Quy mô bệnh viện:

+ Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất là 30 giường bệnh;

+ Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt, tâm thần phải có ít nhất là 10 giường bệnh.

Cơ sở vật chất:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, tùy theo quy mô bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa, bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;

+ Đối với bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất là 10 m;

+ Có máy phát điện dự phòng;

+ Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật về môi trường.

Thiết bị y tế: Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

+ Tổ chức:

Các khoa:

+ Có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;

+ Khoa khám bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, lưu bệnh, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);

+ Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;

+ Khoa dược;

+ Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

– Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán và các chức năng cần thiết khác.

Nhân sự:

+ Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa;

+ Trưởng các khoa chuyên môn của bệnh viện phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện;

+ Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện.

Quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành
Quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho bệnh biện như thế nào?

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yêu cầu gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tới cơ quan có thẩm quyền. theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Thông tư 41/2011/TT-BYT và khoản 1 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh, hồ sơ đề nghị bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;

Điều lệ tổ chức và hoạt động;

Bản sao có chứng thực hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài;

Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;

Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.

Bước 2: Xem xét và xử lý hồ sơ, cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bênh

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ .

Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp giấy phép hoạt động; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có yêu cầu sửa đổi thì phải cấp giấy phép hoạt động theo yêu cầu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định về xây dựng bệnh viện theo pháp luật hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: phí tách sổ đỏ cho con hết bao nhiêu, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như nào, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh trực tuyến,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bệnh viện cần những điều kiện gì để hoạt động?

Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 46 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
+ Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
+ Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.

Có phải chuyển mục đích sử dụng đất trước khi bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng bệnh viện không?

Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, việc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vấn đề ở đây cần xác định ai là chủ thể giao quyền sử dụng đất:
– Nếu chủ đầu tư nhận bàn giao quyền sử dụng đất (ví dụ thông qua giao dịch chuyển nhượng, cho thuê…) từ cá nhân/tổ chức có quyền sử dụng đất thì việc chuyển đổi mục địch trước hay sau khi bàn giao là do các bên tự thỏa thuận với nhau, miễn sao trước khi thực hiện dự án xây dựng bệnh viện thì đất này đã được chuyển mục địch sử dụng đúng quy định;
– Nếu chủ đầu tư nhận quyền sử dụng đất do nhà nước giao đất/cho thuê thuê quyền sử dụng đất (diện tích đất này do nhà nước thu hồi hoặc đang quản lý) thì trong quyết định giao đất/cho thuê quyền sử dụng đất sẽ ghi rõ mục đích sử dụng đất là “đất y tế”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.