Quy định về trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2023 như thế nào?

13/02/2023
Quy định về trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2023 như thế nào?
1124
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện tại đang làm việc trong một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tôi có thấy những người đồng nghiệp nhắc đến quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty nhưng chưa biết loại quỹ này được sử dụng để làm gì? Và quy định về trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi hiện nay như thế nào? Trong trường hợp của công ty tôi khi Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi sẽ cần phải tuân thủ nguyên tắc gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi hiện nay

Trước tiên phải xác định công ty bạn nêu có là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay không

+ Nếu công ty không phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì việc sử dụng nguồn quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,… là do chủ sở hữu công ty quyết định hoặc theo điều lệ của công ty.

+ Nếu công ty là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thẩm quyền quyết định quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được xác định theo khoản 3, khoản 4 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Quản lý và sử dụng các quỹ

3. Quỹ khen thưởng được dùng để:

a) Thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, thưởng đột xuất, thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp (bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp làm việc theo hợp đồng lao động). Không dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp để chi thưởng cho đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm (trừ khoản thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng).

b) Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp.

c) Mức thưởng do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định được ghi trong Quy chế quản lý sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

4. Quỹ phúc lợi được dùng để:

a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.

b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.

Quy định về trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2023 như thế nào?
Quy định về trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2023 như thế nào?

c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.

d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

đ) Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

Theo quy định nêu trên, đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì mức chi sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi sẽ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định và được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo các nguyên tắc gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) có nêu việc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, đúng đối tượng, cụ thể như sau:

Quản lý và sử dụng các quỹ

1. Việc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải đúng mục đích, đúng đối tượng.

a) doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải xây dựng, ban hành Quy chế quản lý sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật để áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp; quy chế đảm bảo dân chủ, minh bạch có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn doanh nghiệp và công khai trong doanh nghiệp trước khi thực hiện.

b) Trong năm tài chính, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chủ động thực hiện tạm trích các quỹ trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có lãi và đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định để có nguồn chi sử dụng quỹ theo mục đích đã quy định.

Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản: Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có), bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định, sẽ được phân phối theo thứ tự như sau:

– Trích vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

– Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp.

– Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên

Cụ thể trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp như sau:

+ Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

+ Doanh nghiệp xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

+ Doanh nghiệp xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

+ Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định về trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2023 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn về quy định tạm ngừng kinh doanh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Quỹ khen thưởngquỹ phúc lợi có ý nghĩa gì?

Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Cần chú ý gì khi hạch toán quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi?

– Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải theo chính sách tài chính hiện hành.
– Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.
– Đối với tài sản cố định đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng tài sản cố định đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và giảm quỹ phúc lợi.
– Đối với tài sản cố định đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng cho nhu cầu văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng tài sản cố định và đồng thời được kết chuyển từ Quỹ phúc lợi (TK 4312) sang Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định (TK 4313). Những tài sản cố định này hàng tháng không trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí mà cuối niên độ kế toán tính hao mòn tài sản cố định một lần/một năm để ghi giảm Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định.

Hạch toán quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi bên nợ như thế nào?

– Các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
– Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định khi tính hao mòn tài sản cố định hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê tài sản cố định;
– Đầu tư, mua sắm tài sản cố định bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hoá, phúc lợi;
– Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới hoặc nộp cấp trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.