Quy định về trích đo giải phóng mặt bằng năm 2023 như thế nào?

13/12/2022
Quy định về trích đo giải phóng mặt bằng năm 2023 như thế nào?
467
Views

Theo quy định hiện hành, về nguyên tắc việc đo đạc địa chính hay trích đo địa chính phải đo vẽ trọn từng thửa đất, việc đo đạc này phải bao gồm cả phần diện tích bị thu hồi và phần diện tích còn lại của thửa đất. Sỡ dĩ việc đo đạc như vậy bởi khi lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và cập nhật, chính lý biến động hồ sơ địa chính một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện hơn. Vậy quy định về trích đo giải phóng mặt bằng hiện nay như thế nào? Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ gồm có những khoản nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về trích đo giải phóng mặt bằng như thế nào?

Để phục vụ việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (khi được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ) phải lập thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc, lập bản đồ địa chính hoặc lập phương án thi công đối với trường hợp trích đo địa chính khu đất bị thu hồi, ảnh hưởng để xác định phạm vi, diện tích đo đạc cụ thể, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về nguyên tắc, việc đo đạc địa chính, trích đo địa chính phải đo vẽ trọn từng thửa đất, bao gồm cả phần diện tích bị thu hồi và phần diện tích còn lại của thửa đất để phục vụ việc lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính.

Tuy nhiên, đối với những thửa đất chưa được đăng ký đất đai (không phải cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính) mà có phần diện tích lớn nằm ngoài phạm vi thu hồi, ảnh hưởng thì không nhất thiết phải đo vẽ trọn thửa mà tùy vào yêu cầu của từng dự án để xác định cụ thể phạm vi đo vẽ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán hoặc trong phương án thi công.

Trường hợp khu vực thu hồi, ảnh hưởng cắt qua các yếu tố hình tuyến như sông, suối, kênh, mương, đường giao thông… thì phải đo vẽ thêm khoảng 2 cm trên bản đồ kể từ ranh giới khu vực thu hồi, ảnh hưởng.

Đơn vị đo đạc được thanh theo khối lượng công việc đã thực hiện theo thiết kế kỹ thuật – dự toán hoặc trong phương án thi công và được nghiệm thu.

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm có những khoản nào?

Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau:

Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.

Việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như sau:

a) Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư;

b) Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ, ngành thực hiện và các dự án do Bộ, ngành làm chủ đầu tư;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

d) Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này.

Quy định về trích đo giải phóng mặt bằng
Quy định về trích đo giải phóng mặt bằng

Như vậy, theo quy định nêu trên kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.

Khoản kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là bao nhiêu?

Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:

Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

2. Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì:

– Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án;

– Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm; được lập dự toán kinh phí tổ chức theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.

Khung giá đất đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay như thế nào?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 114 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Bảng giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ do UBND tỉnh quy định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng địa phương và quy hoạnh đã được phê duyệt. Cụ  thể:

“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

4. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp;

b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là các thông tin của Luật sư 247 về Quy định “Quy định về trích đo giải phóng mặt bằng năm 2023 như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư 247 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về giải phóng mặt bằng như thế nào?

Giải phóng mặt bằng được hiểu đơn giản chính là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời; chuyển đi về nhà cửa, cây cối; các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch phục vụ cho việc cải tạol mở rộng; hoặc xây dựng các công trình mới do Nhà nước phê duyệt.

Chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm trong việc giải phóng mặt bằng?

Chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng không chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà còn có tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại Điều 68 Luật đất đai năm 2013 bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Nguyên tắc bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay như thế nào?

Người sử dụng đất sẽ được nhà nước bồi thường nếu người sử dụng đất đáp ứng các điều kiện được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng.
Việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trong trường hợp không có đất để bồi thường thì sẽ bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất đó được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất 
Việc bồi thường đất sẽ phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, kịp thời và công khai đúng quy định của pháp luật. 
Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ có 02 khoản đền bù bao gồm bồi thường về đất và bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.