Quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?

07/12/2021
1081
Views

Xin chào Luật sư, tôi biết rằng trong các tranh chấp lao động thì người lao động luôn nằm ở thế yếu; khó có thể tự dùng sức lực nhỏ bé để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho bản thân mình. Chính vì thế, tổ chức đại diện người lao động được thành lập. Tổ chức này được thành lập để giải quyết những nguy cơ phát sinh mâu thuẫn; tranh chấp về quyền và lợi ích của người lao động. Vì vậy tôi muốn hỏi quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Luật Công đoàn 2012

Nội dung tư vấn

Hiện nay, bởi sự không cân sức giữa người lao động và người sử dụng lao động khiến cho nhiều người lao động bị bất công; bóc lột điều này đòi hỏi buộc phải có sự can thiệp của bên thứ ba; trong việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động gặp khó khăn nói riêng; và tập thể người lao động nói chung. Vậy, quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ra sao?Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu về tổ chức này ngay sau đây:

Tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức có chức năng đại diện người lao động; trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; khi những quyền lợi này bị xâm phạm hoặc không được đáp ứng theo quy định pháp luật.

Công đoàn là gì?

Công đoàn, từ lâu đã được biết đến là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân; và người lao động. Công đoàn được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện; và là một thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (gồm cả cán bộ, công chức, viên chức và những đối tượng lao động khác). Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, thanh tra; kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi giai đoạn. Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm các cấp sau:

– Cấp trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

– Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương;

– Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm: Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã; thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn lao động cấp huyện); Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp); Công đoàn tổng công ty, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác;

– Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi chung là công đoàn cơ sở)

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là gì?

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cũng có chức năng đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; hoặc các công việc khác theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mới được thêm vào trong Bộ luật Lao động năm 2019; góp phần làm đa dạng cách thức thành lập tổ chức và phương thức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, khác với công đoàn; tổ chức này không nằm trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; mà chỉ là tổ chức do người lao động thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ có ở cấp cơ sở – cấp doanh nghiệp; không có hệ thống các cấp như tổ chức công đoàn.

Như vậy, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là cũng là tổ chức đại diện của người lao động nhưng chỉ bao gồm hai loại sau: Công đoàn cấp cơ sở và Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Đối tượng có quyền thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?

Đối tượng có quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp:

Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

“2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập; và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này”.

Quy định này không nhắc tới đối tượng “đoàn viên công đoàn” có quyền thành lập; gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Nếu đúng theo quy định pháp luật; nếu đoàn viên công đoàn cũng là người lao động tại doanh nghiệp thì họ hoàn toàn có quyền tham gia thành lập tổ chức này. Tuy nhiên, xem xét tới vai trò, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn là xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh thì việc phát triển thêm đoàn viên, thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở có lẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Đối tượng có quyền thành lập công đoàn cơ sở:

Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ quy định như sau:

“Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam; được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên; hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam”.

Như vậy, đối tượng có quyền thành lập công đoàn cơ sở gồm có: đoàn viên công đoàn; hoặc người lao động (chưa là đoàn viên) tại doanh nghiệp. Đoàn viên công đoàn nôm na được hiểu là người lao động trong doanh nghiệp đã tham gia vào tổ chức công đoàn; có nhu cầu muốn thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp đang làm việc.

Điều kiện thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở?

Điều kiện về thành viên:

Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về số lượng thành viên của tổ chức tại thời điểm đăng ký phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Còn theo quy định tại Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ công đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 05 đoàn viên; hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Điều kiện về nơi thành lập:

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; theo quy định tại Bộ luật Lao động tổ chức này được thành lập tại doanh nghiệp nơi người lao động là thành viên làm việc. Việc liên kết các tổ chức; hoặc các đơn vị khác có quyền thành lập tổ chức này không hiện chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết.

Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập; Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam; Cơ quan tổ chức khác theo quy định pháp luật

Ngoài ra đối với trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở; hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động; có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

Quy trình thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?

Quy trình thành lập công đoàn cơ sở:

Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020; quy trình thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Lập Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Chi tiết công việc như sau:

– Người lao động là đoàn viên; hoặc chưa là đoàn viên công đoàn tiến hành vận động người lao động khác gia nhập công đoàn; liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động;

– Các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ;

– Khi có 05 người trở lên tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở. Nội dung đại hội, thành phần tham dự đại hội được thực hiện theo khoản 12.2 mục 12 Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở.

Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở

– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận việc thành lập công đoàn cơ sở. Thành phần hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 12.3 Hướng dẫn số 03.

Bước 4. Nhận thông báo của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về việc thành lập công đoàn cơ sở

– Trường hợp đủ điều kiện, đúng quy định pháp luật, ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấm hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định;

– Trường hợp không đủ điều kiện sẽ thông báo bằng văn bản cho người lao động đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục.

Quy trình thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp:

Điều 172 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định như sau:

– Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ được thành lập theo trình tự, thủ tục luật định và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Có thể là cơ quan quản lý nhà nước về lao động);

– Một trong các hồ sơ để thành lập tổ chức là phải có Điều lệ hoạt động. Bản điều lệ này được hướng dẫn tại Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2109;

– Ngoài ra, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có thể gia nhập Công đoàn Việt nam. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các nội dung điều lệ của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp do ai quyết định?

Những nội dung trong điều lệ phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam;

Cơ sở công đoàn Việt Nam có phải do Nhà nước thành lập không?

Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận