Quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế

11/02/2022
Quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế
2075
Views

Quy định về thời hạn của hợp đồng kinh tế

Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về’ Quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế’. Chúng tôi cam kết đem đến cho bạn những thông tin chính xác nhất liên quan đến Quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản; tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất; trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh; với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng; không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích; văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định

Quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế

Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền; và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực; các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng kinh tế được ký kết vì mục đích kinh doanh

Hợp đồng kinh tế bao giờ cũng gắn với hoạt động sản xuất; tái sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh; trong đó có ít nhất một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh.

Mục đích chủ yếu của hợp đồng dân sự là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các bên.

Đặc điểm về chủ thể hợp đồng kinh tế

Trong mối quan hệ hợp đồng kinh tế; ít nhất một bên phải là pháp nhân; còn bên kia có thể là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Nội dung hợp đồng ký kết phải phù hợp với phạm vi nghề nghiệp kinh doanh đã đăng ký.

Còn đối với hợp đồng dân sự thì mọi tổ chức và cá nhân đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch; là những văn bản có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thỏa thuận; có thể dưới các dạng công văn; thư điện tử; đơn chào hàng, đơn đặt hàng, điện báo…

Hợp đồng kinh tế có hiệu lực khi đảm bảo đáp ứng quy định pháp luật chuyên ngành

Thứ nhất; thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật; đối với từng loại hợp đồng. Như hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng; chứng thực hoặc như hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC với nhà đầu tư nước ngoài; phải thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thứ hai, hợp đồng phải có đủ nội dung theo hướng dẫn của luật chuyên ngành.

Ai khi ký kết hợp đồng đều mong dành lợi thế; và mau chóng đưa vào và ký kết các điều khoản có lợi cho mình. Do vậy việc phòng tránh sự lừa dối; hay kiểm tra giá trị hiệu lực của hợp đồng khi ký kết gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên; hợp đồng chỉ vô hiệu khi bị tòa án tuyên vô hiệu từng phần hay vô hiệu toàn phần. Nội dung bị tuyên vô hiệu sẽ bị loại trừ cho các bên nghĩa vụ thực hiện theo các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Các bên sẽ hoàn trả lại cho nhau các giá trị tại thời điểm ký kết.

✔ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 02 năm.
✔ Phân loại hợp đồng vô hiệu

  • Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ mục đích, nội dung của hợp đồng đó vi phạm điều cấm của pháp luật; trái đạo đức của xã hội hoặc một trong các bên giao kết hợp đồng không có quyền xác lập giao dịch dân sự hoặc vi phạm một thỏa thuận và ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại; dẫn đến toàn bộ giao dịch vô hiệu.
  • Hợp đồng vô hiệu từng phần: Hợp đồng vô hiệu toàn phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.

Hậu quả pháp lý khi Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu

  • Hợp đồng vô hiệu không có giá trị pháp lý; không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Tuy nhiên; pháp luật có quy định loại trừ việc áp dụng quy định này với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng bảo đảm; với hợp đồng chính sẽ được pháp luật về biện pháp bảo đảm có quy định riêng.
  • Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính; trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Mời bạn đọc xem thêm

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi chủ sở hữu tài sản do sáp nhập doanh nghiệp nộp phí không?

Khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp căn cứ khoản 18 Điều 5 Thông tư 301/2016/TT-BTC trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản, tài sản phải đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền thì chủ tài sản phải nộp lệ phí trước bạ.

Khi nào công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức có Hội đồng thành viên?

Theo khoản 1 Điều 79 LDN 2020:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”
Như vậy, công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể lựa chọn mô hình có Hội đồng thành viên hoặc không.

Công ty có được góp vốn thành lập công ty khác không?

Theo Điều 188 LDN 2020, Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Theo Khoản 3 Điều 17 LDN 2020, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần có quyền tham gia góp vốn để thành lập công ty.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.