Quy định về thời gian làm việc sau đào tạo như thế nào?

09/08/2022
Quy định về thời gian làm việc sau đào tạo
894
Views

Luật lao động quy định rất rõ về thời gian làm việc sau đào tạo . Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định về thời gian làm việc sau đào tạo” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Thời gian làm việc bình thường của người lao động

Theo Điều 104 Luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Quy định về thời giờ làm thêm

Quy định về thời gian làm việc sau đào tạo
Quy định về thời gian làm việc sau đào tạo

Người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của người lao động. Thời gian làm thêm giờ phải đảm theo quy định như sau:

“Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Quy định hợp đồng đào tạo

Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động (NLĐ) đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy nghề (sau đây gọi chung là hoạt động đào tạo) để làm việc cho mình thì các bên cần giao kết hợp đồng đào tạo. Hoạt động đào tạo ở đây là việc doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình, cho những người sẽ làm việc cho mình; chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời từ các hoạt động ấy. Nếu việc đào tạo này không xuất phát từ mục đích là để người được đào tạo làm việc cho doanh nghiệp; hoặc là, có thực hiện thu học phí thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký kinh doanh hoạt động dạy nghề.

– Khi thực hiện hoạt động đào tạo cho NLĐ thì theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012:

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Nghề đào tạo; b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; c) Chi phí đào tạo; d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về thời gian làm việc sau đào tạo”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, bản cam đoan đăng ký lại khai sinh, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Không làm việc cho công ty sau đào tạo có phải bồi thường không?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 thì trong hợp đồng lao động có nội dung về thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo, do là hợp đồng là sự thỏa thuận có tính ràng buộc giữa các bên nên các bên phải tuân thủ thực hiện.

Làm việc không đúng hạn cam kết phải hoàn trả chi phí đào tạo?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014:
Người tốt nghiệp các khoá đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo.
Trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Có thể thấy, quy định này đã nêu rõ trách nhiệm của người lao động trong trường hợp không thực hiện đúng cam kết làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được cử đi đào tạo.
Ngoài ra, cũng liên quan đến chi phí đào tạo, Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 có nêu, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, một trong những nghĩa vụ người lao động phải thực hiện đó là:
Hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Trong đó, khoản 3 Điều 62 Bộ luật này giải thích rõ, chi phí đào tạo bao gồm:
– Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành;
– Các chi phí khác hỗ trợ cho người học;
– Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học;
– Chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài nếu người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
Có thể thấy, pháp luật chỉ đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo khi người lao động làm việc không đúng hạn cam kết trong hợp đồng đào tạo hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật mà không hề đề cập đến trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.