Quy định về thanh tra thuế năm 2023 như thế nào?

13/12/2022
Quy định về thanh tra thuế năm 2023 như thế nào?
320
Views

Xin chào Luật sư. Tôi đang là chủ của một doanh nghiệp xây dựng, hiện nay gần cuối năm các đợt thanh tra thuế đang được triển khai, bộ phận kế toán bên công ty tôi đang gặp những áp lực nhất định. Tôi có thắc mắc về quy định về thanh tra thuế hiện nay như thế nào, thời hạn của việc thanh tra thuế được tính từ thời gian nào? Trong trường hợp của doanh nghiệp tôi thì sẽ cần phải chuẩn bị những gì cho cuộc thanh tra thuế? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Quản lý thuế 2019

Quy định về thanh tra thuế như thế nào?

Thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội. Là một trong các chức năng cơ bản của cơ quan thuế, thanh tra thuế góp phần quan trọng trong việc bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế, đồng thời làm cho người nộp thuế luôn ý thức rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế… Thông qua việc tập trung vào thanh tra các lĩnh vực có rủi ro và những đối tượng có khả năng trốn, tránh thuế cao nhất, cơ quan thuế sẽ phát hiện các trường hợp trường hợp xác định thiếu nghĩa vụ thuế, tăng thu ngân sách nhà nước và xử lý phạt theo quy định.

Thời hạn của cuộc thanh tra thuế được tính từ thời gian nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 115 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn thanh tra thuế, cụ thể như sau:

Thời hạn thanh tra thuế

1. Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.

2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.

Như vậy, theo quy định nêu trên thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.

Các rủi ro cần được kiểm soát trong thanh tra thuế

Rủi ro về mặt kỹ thuật

Đây là các rủi ro liên quan đến các quy định thuế – kế toán mà doanh nghiệp chưa kịp cập nhật hoặc chưa hiểu, hiểu nhầm, áp dụng sai; rủi ro xuất phát từ đặc thù hoạt động của doanh nghiệp; từ thẩm quyền thanh tra – kiểm tra thuế; từ quy trình thủ tục thanh tra; từ quy trình thủ tục khiếu kiện – khiếu nại;

Rủi ro phi kỹ thuật

Đây là các rủi ro liên quan đến nhân sự phụ trách; phương pháp phối hợp làm việc giữa các bên; cách tiếp cận với từng vấn đề hoặc cơ quan; phương pháp giao tiếp, trao đổi với cơ quan thuế.

Quy định về thanh tra thuế năm 2023 như thế nào?
Quy định về thanh tra thuế năm 2023 như thế nào?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?

Trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra

  • Rà soát lại toàn bộ hồ sơ thuế
  • Lưu ý các khía cạnh pháp lý, giấy phép liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp
  • Kê khai điều chỉnh (nếu có) trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra
  • Cập nhật thông tin về lý do và chủ đề mà cơ quan thuế sẽ kiểm tra
  • Sắp xếp thời gian để chuẩn bị đầy đủ trước khi thanh, kiểm tra thuế
  • Thông báo tới các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp
  • Cân nhắc về việc mới các chuyên gia tư vấn thuế tham gia.

Trong thời gian diễn ra thanh, kiểm tra thuế

  • Chỉ định nhân viên đủ kinh nghiệm làm việc với đoàn thanh, kiểm tra thuế
  • Giữ bình tĩnh giải trình các vấn đề
  • Tránh đối đầu, cố gắng giải quyết để thông qua đối thoại
  • Cân nhắc thương lượng và chấp nhận giải pháp có lợi cho cả hai bên
  • Tham vấn ý kiến của ban lãnh đạo công ty hoặc đơn vị tư vấn hoặc cả hai
  • Thảo luận trước với cán bộ thuế về việc có thể khiếu nại kết quả thanh kiểm tra thuế.

au khi kết thúc thanh tra, kiểm tra thuế

  • Rà soát kỹ lưỡng các “biên bản” và cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn thuế
  • Quyết định những điều chỉnh nào có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận
  • Chuẩn bị ý kiến để đưa vào biên bản và ký biên bản đúng hạn, nộp đơn xin gia hạn
  • Nếu vẫn còn vấn đề tranh chấp, cân nhắc đưa ý kiến bảo lưu trong biên bản
  • Cân nhắc xin hướng dẫn từ Tổng cục Thuế/Bộ Tài chính
  • Khi đã có quyết định của cơ quan thuế, nên nộp tiền thuế truy thu, các khoản phạt trong khi tiến hành thủ tục khiếu nại để tránh lãi phạt chậm nộp
  • ​Nộp đơn khiếu nại đúng thời hạn (trong vòng 90 ngày cho khiếu nại lần đầu và 30 ngày cho khiếu nại lần 2). ​

Người ra quyết định thanh tra thuế có những quyền hạn gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 116 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế

1. Người ra quyết định thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra thuế;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

d) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

đ) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;

g) Đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

h) Kết luận về nội dung thanh tra thuế;

i) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết;

k) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điều 121, 122 và 123 của Luật này;

l) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về thanh tra thuế năm 2023 như thế nào?” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Chủ thể ra quyết định thanh tra thuế là ai?

Chủ thể ra quyết định: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền. (Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế).

Nội dung quyết định thanh tra thuế gồm những gì?

Nội dung quyết định thanh tra thuế: Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế; Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế; Thời hạn tiến hành thanh tra thuế; Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế. Đây là nội dung cơ bản mà một quyết định thanh tra thuế phải có, Bộ Tài Chính sẽ ban hành mẫu chung để áp dụng thống nhất.

Các trường hợp tập trung thanh tra thuế 2022 là trường hợp nào?

Theo ông Nguyễn Thành Lâm – Tổng giám đốc của RSM Hà Nội, trong xu hướng thanh, kiểm tra thuế năm 2022, có 06 trường hợp doanh nghiệp sẽ được tập trung để thanh, kiểm tra thuế, gồm:
– Doanh nghiệp chuyển giá
– Doanh nghiệp phát sinh lỗ
– Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế
– Doanh nghiệp có các khoản chi trả cho tập đoàn
– Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
– Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.