Quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự

06/02/2023
Quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự
351
Views

Năng lực hành vi dân sự của một người được hiểu là khả năng tự mình thực hiện, xác lập các giao dịch, nghĩa vụ dân sự trong đời sống thường ngày. So với người người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, quyền của người mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản bị hạn chế hơn rất nhiều. Nhiều người thắc mắc không biết pháp luật hiện nay quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự như thế nào? Người mất năng lực hành vi dân sự có được hưởng thừa kế không? Quy định về người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự ra sao? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khi nào một người được coi là mất năng lực hành vi dân sự?

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
  • Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?

Theo quy định, người mất năng lực hành vi dân sự không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản mà phải thông qua người giám hộ.

Quy định pháp luật về thẩm quyền của người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự bao gồm quyền về quản lý tài sản, qua đó cho phép người giám hộ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ liên quan đến lợi ích của người được giám hộ. Cụ thể vấn đề xử lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự thông qua người giám hộ được quy định tại Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
  • Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
  • Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người mất năng lực hành vi dân sự có được hưởng thừa kế không?

Căn cứ vào quy định tại Điều 609 và Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế có thể nói mọi cá nhân đều bình đẳng về thừa kế, có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Bên cạnh đó, Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về người thừa kế như sau:

“Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo quy định tại các Điều 609, 610 và Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015.

Quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự
Quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự

Quy định về người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ đương nhiên

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Người giám hộ do cử, chỉ định

Người giám hộ do cử, chỉ định được quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự như sau:

  • Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
  • Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
  • Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có được cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích không?

Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Dân sự năm 2015, người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ. Người giám sát phải đăng ký tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ nếu giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản.

Người giám hộ do cử, chỉ định cho người mất năng lực hành vi dân sự được quy định ra sao?

Người giám hộ do cử, chỉ định được quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự như sau:
Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

Người mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?

Quy định pháp luật tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự, Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự không được lập di chúc vì khi đó di chúc không hợp pháp do yếu tố minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc không được đảm bảo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.