Quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?

25/08/2022
Quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?
469
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Quang Đạt, dạo gần đây tôi đang nghiên cứu về vấn đề phụ cấp của đối tượng thuộc chức vụ lãnh đạo. Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin liên quan đến quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào không? Các trường hợp nào được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Phụ cấp chức vụ là gì?

Phụ cấp chức vụ là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với các lao động có chức vụ trong khu Vực nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ. Đối với các lao động hợp đồng, hai khoản này vẫn có thể áp dụng đồng thời do thoả thuận của các bên. Phụ cấp chức vụ được trả cùng kì lương tháng, tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thoả thuận. Hệ số phụ cấp gồm rất nhiều mức, cao hay thấp phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp…

Quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?

Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2004/NĐ-CP quy định:

a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.

c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.

đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.

Căn cứ Điều 1 Chương II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định về nguyên tắc như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Căn cứ Điều 2 Chương II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định về các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

Các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

b) Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mưc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.

Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm)

Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,

Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng.

Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.

Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

+ Ngoài ra có các trường hợp khác theo quy định của pháp luật:

Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.

Nếu do thay đổi tổ chức mà hạng của cơ quan, đơn vị được xếp thấp hơn hạng cũ, thì những người đã giữ chức danh lãnh đạo trước ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền thay đổi hạng tổ chức của cơ quan, đơn vị, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ cũ trong 6 tháng; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng tổ chức mới.

Trường hợp do thay đổi địa giới hành chính, những người có quyết định của cấp có thẩm quyền chỉ định giữ chức danh lãnh đạo lâm thời, được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh lãnh đạo tương ứng. Khi hết thời hạn giữ chức danh lãnh đạo lâm thời được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo đó, không bảo lưu mức phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong thời gian giữ chức danh lãnh đạo lâm thời.

Quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?
Quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?

Mức phụ cấp và cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

Cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bao gồm cả hệ số chênh lệch đối với Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng tại nhà, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, văn phòng dịch vụ thám tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch UBND cấp huyện?

Đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân:
Nếu là thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, hệ số là 0.90.
Nếu là thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội. quận thuộc TP Hồ Chí Minh thì hệ số là 0.80.
Đối với những huyện, thị xã và các quận còn lại thì hệ số là 0.70.

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo Phó Chủ tịch UBND cấp huyện thế nào?

Đối với Phó chủ tịch ủy ban nhân dân:
Nếu là thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, hệ số là 0.70.
Nếu là thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội. quận thuộc TP Hồ Chí Minh thì hệ số là 0.65.
Đối với những huyện, thị xã và các quận còn lại thì hệ số là 0.60.

Chức vụ tổng cục trưởng có hệ số phụ cấp thế nào?

Hệ số phụ cấp chức vụ tổng cục trưởng được quy định là 1.0.
Trường hợp đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo có chênh lệnh cao hơn giữa hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng so với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng cho đến hết thời gian giữ chức vụ đã được bổ nhiệm.
Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 06 tháng. thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ đã được hưởng đủ 06 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.