Có rất nhiều thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, đối với các cá nhân thường xuyên giao kết các hợp đồng nhà đất có lẽ đều biết đến thủ tục lập vi bằng. Việc lập vi bằng được tiến hành tại các Văn phòng thừa phát lại. Trong quá trình hoạt động, việc thay đổi hình thức hoạt động của những văn phòng này là hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch được quy định như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.
Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là Thừa phát lại hoạt động trên địa bàn một huyện ở Hải Phòng. Khi thành lập tôi đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân. Sắp tới tôi có nhu cầu mời thêm một số anh chị em trong nghề tới làm cùng; thì tôi phải đổi sang hình thức công ty hợp danh. Vậy thủ tục như thế nào? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.
Luật sư 247 xin tư vấn như sau:
Kinh doanh vận tải khách du lịch
Đối với khách du lịch quốc tế thường di chuyển trên các máy bay, tàu biển liên quốc gia. Các phương tiện này do ngành khác quản lí. Ở các nước phát triển, các hãng du lịch lớn thường có các hãng vẩn chuyển riêng.
Đối với khách du lịch nội địa, phương tiện đi lại phổ biến là ôtô chất lượng cao để phù hợp với điều kiện địa hình; và thời gian lưu trú.
Kinh doanh vận chuyển ít nhiều chịu ảnh hưởng của hoạt động du lịch. Vào mùa vụ du lịch, phương tiện vận chuyển hoạt động với tần suất cao và ngược lai, lúc trái vụ hoạt động với tần suất thấp.
Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch; theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh doanh vận tải khách là du lịch là việc cung cấp các loại hình dịch vụ như đặt xe vận chuyển khách du lịch theo hợp đồng; thuê tàu, du thuyền du lịch…. Hầu hết các hoạt động cung cấp dịch vụ này đều được tiến hành dựa trên hợp đồng, như hợp đồng thuê xe; hợp đồng thuê tàu.
Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch
Phương tiện vận tải khách du lịch được cấp biển hiệu khi đáp ứng các điều kiện về điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
Phương tiện vận tải khách du lịch có biển hiệu được vận tải hành khách theo hợp đồng; và được ưu tiên bố trí nơi neo đậu, dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, trong khu du lịch, gần điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương.
Để được đưa vào sử dụng với hình thức xe du lịch, những phương tiện này phải được cấp biển xe du lịch. Những biển xe được đưa vào kinh doanh vận tải du lịch thông thường có biển số nền màu vàng; chữ và số màu đen. Bao gồm các chữ A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z (20 chữ cái). Bạn có thể thay đổi biển màu trắng sang biển màu vàng nếu có nhu cầu.
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
- Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác; sử dụng phương tiện vận tải.
- Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.
Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch, đơn vị kinh doanh cần thiết lập hợp đồng với khách theo hành trình, tuyến đường phù hợp. Bên cạnh đó, nhằm phòng tránh việc xảy ra những rủi ro đáng tiếc, phía doanh nghiệp cần mua bảo hiểm cho hành khách; và đảm bảo những điều kiện, tiêu chuẩn quy định trong suốt hành trình. Ngoài ra, phải gắn biển hiểu ở nơi dễ nhận biết.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Người điều khiển phương tiện chở hành khách, chở người điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định thì sẽ bị áp dụng mức phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Câu trả lời là có. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Câu trả lời là có. Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch không niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” (đối với xe chở hành khách theo hợp đồng), cụm từ “XE DU LỊCH” (đối với xe chở khách du lịch) sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102