Xin chào Luật sư 247. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương mình, gần đây khu vực tôi có quyết định rằng sẽ xây dựng lại đường nông thôn. Tôi có thắc mắc rằng quy định pháp luật đường giao thông nông thôn rộng nhất phải là bao nhiêu mét thì đúng quy định? Tôi muốn hiến một chút đất còn lại của nhà mình để làm đừng cho xóm thì quy định về hiến đất làm đường nông thôn hiện nay ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiến đất là gì?
Mặc dù hiện nay quy định pháp luật hiện hành không giải thích “hiến đất” là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng hiến đất là việc mà người có quyền sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho một cá nhân, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức nào đó, mà ở đây là yêu cầu xác lập việc thay đổi quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất.
Người dân hay bị nhầm lẫn giữa hiến đất và thu hồi đất. Tuy nhiên, có thể hiểu nếu thu hồi đất là quy định bắt buộc phải tuân theo, người bị thu hồi đất không thực thi thì sẽ bị phạt theo từng trường hợp cụ thể thì hiến đất lại hoàn toàn ngược lại, hiến đất hoàn toàn là sự tự nguyện của chủ sở hữu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 146 Luật đất đai 2013 quy định như sau: “Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận”
Theo đó có thể hiểu, hiến đất không phải là trường hợp thu hồi đất nên khi người dân hiến đất sẽ không được Nhà nước hỗ trợ hay bồi thường.
Đường nông thôn là gì?
Căn cứ theo quyết định số 4927/QĐ-BGTVT quy định: “Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của các địa phương”
Theo quy định đó, có thể hiểu đường giao thông nông thôn được hiểu là đường đi của người dân sinh sống trong những địa phương nhỏ. Đường giao thông nông thôn bao gồm các loại đường như:
Đường huyện: Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện đó với các trung tâm hành chính của xã, phường, thị trấn hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Đường trục xã, liên xã: Đây là loại đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã có thiết kế cấp IV. Loại đường này không thuộc đường huyện.
Đường thôn: Là những đoạn đường nối giữa các thôn, xóm với nhau.
Đường ngõ xóm: Là đường nối giữa các hộ gia đình với nhau
Đường trục chính nội đồng: Là những con đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư.
Quy định của pháp luật về làm đường nông thôn mới?
Hiện nay, pháp luật cũng đã có những quy định rất cụ thể liên quan đến vấn đề diện tích đường giao thông nông thôn khi tiến hành làm đường, cụ thể là quy định chi tiết trong quyết định số 4927/QĐ-BGTVT. Theo quy định này ta có thể xác định diện tích như sau:
Đường giao thông nông thôn có các cấp là : Cấp A, B, C, D. Và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại đường như sau:
Đối với đường cấp A:
– Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
– Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
– Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;
– Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30) m;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200) m;
– Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11)%;
– Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
– Tĩnh không thông xe: 4,5 m.
Đối với đường cấp B
– Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
– Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
– Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
– Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
– Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;
– Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
– Tĩnh không thông xe: 3,5 m.
Đối với đường cấp C
– Tốc độ tính toán: 15 (10) km/h;
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,0 (2,0) m;
– Chiều rộng nền đường tối thiểu: 4,0 (3,0) m;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 15 m;
– Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (15)%;
– Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
– Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,0 m.
Đối với đường cấp D
– Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5 m;
– Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0 m;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5 m;
Quy định về hiến đất làm đường nông thôn năm 2022 như thế nào?
Hiến đất là một trong những quyền của người dân, khi nhận thấy việc hiến đất làm đường nông thôn là hợp lý và đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên thì người sử dụng đất hoàn toàn có thể thực hiện việc hiến đất đó, bên cạnh đó cũng có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ cho mình những lợi ích liên quan đến phần đất mà mình sẽ hiến ra để làm đường nông thôn.
Căn cứ theo quy định tại điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2.Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3.Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên có thể hiểu thẩm quyền thu hồi đất của người dân tự nguyện hiến đất để làm đường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Khi đã hiến đất ra để làm đường giao thông thì có còn quyền sử dụng đối với mảnh đất đó không?
Để giải thích về vấn đề này, căn cứ theo Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất như sau:
“1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
2.Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.
3.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, khi nhà nước thu hồi đất khi người dân tự nguyện hiến đất thì người dân không còn quyền sử dụng đất nữa. Nói cách khác, lúc này phần đất mà người dân đã hiến sẽ bị cắt khỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ và phần đất này thay vì là phần đất sử dụng riêng của gia đình đã đưa vào làm phần đất sử dụng chung của cộng đồng và trên danh nghĩa là đất ủy ban chịu sự quản lý của nhà nước.
Còn trong trường hợp, đã hiến đất để làm đường nhưng sau một thời gian không còn sử dụng con đường đó nữa thì người dân cũng có thể được xem xét để được giao lại đất, cụ thể là lúc này người dân cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
“1. Người xin giao đất, thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ các giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
2.Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định giao đất, cho thuê đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất (Mẫu số 02) hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất (Mẫu số 03) ban hành kèm theo Thông tư này.”
Có thể thấy rằng là khi muốn có lại mảnh đất mà người dân đã hiến ra làm đường nông thôn nhưng sau này con đường đấy không đi đến nữa, không có nhu cầu sử dụng nữa và ủy ban nhân dân các cấp đồng ý thì người phải làm hồ sơ xin giao lại mảnh đất đó .
Như vậy, hiến đất làm đường giao thông nông thôn là một quyền của công dân, khi nhà nước cần đất để làm đường có thể kêu gọi người dân hiến đất tự nguyện để phát triển các công trình công cộng cũng như góp phần làm khang trang, phát triển nông thôn mới, giao thông tiện lợi.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai
- Thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Khi nào thì đăng ký đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về hiến đất làm đường nông thôn năm 2022 như thế nào?”. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký lại khai sinh hay thủ tục đổi tên giấy khai sinh… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Một là, hiến không điều kiện: Nghĩa là người dân tự nguyện hiến đất cho cơ quan nhà nước thực hiện các công trình công cộng mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, người hiến đất sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi thuận tiện kinh doanh hoặc đất tăng giá.
Hai là, hiến có điều kiện: Bởi hiến đất không phải là trường hợp bắt buộc, không có yếu tố cưỡng chế, vì vậy người hiến đất có quyền yêu cầu những người được hưởng lợi trực tiếp từ con đường này phải bồi thường hoặc hỗ trợ cho mình một khoản nhất định một cách hợp tình, hợp lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tư, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. Việc hiến đất làm đường chỉ có thể hoàn tất khi cơ quan chức năng ra quyết định tiếp nhận và thu hồi phần đất hiến để nhập thành công.
Người sở hữu đất đai nộp 1 bộ hồ sơ tại Văn phòng đưng ký đất đai. Hồ sơ gồm có:
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan
Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất