Quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi năm 2023 như thế nào?

10/05/2023
Quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi năm 2023 như thế nào?
252
Views

Trong việc đảm bảo hoạt động an toàn lành mạnh và mang lại hiệu quả cho hệ thống ngân hàng thì tiền gửi là một yếu tố quan trọng. Theo đó mà việc xây dựng quy chế để đảm bảo tiền gửi tốt sẽ tạo tạo được niềm tin cho người gửi tiền vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong đó giải pháp để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền chính là hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi. Vậy chi tiết quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi năm 2023 như thế nào? Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến hạn mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012

Quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi năm 2023

Căn cứ theo quy định tại điều 24. Hạn mức trả tiền bảo hiểm luật bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định:

1. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, kể từ ngày 12-12-2021, trong trường hợp tổ chức tín dụng bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tối đa 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi.

Theo đó, có thể thấy với hạn mức 125 triệu đồng phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, hướng tới bảo vệ toàn bộ đối với 90% – 95% người gửi tiền được bảo hiểm theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, hạn mức bảo hiểm tiền gửi cũng cần phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tương xứng với thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi có đặc điểm gì?

Có thể thấy rằng, với một hợp đồng tiền gửi thì hạn mức trả tiền bảo hiểm có giới hạn và bảo hiểm cho số đông người gửi tiền, nhất  là đối với người gửi tiền nhỏ lẻ, Bên cạnh dó cũng cần phải đảm bảo có một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi tuân theo kỷ luật thị trường.

Dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Căn cứ dựa theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, theo đó thì quy định từ ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiề gửi sẽ bao gồm cả gốc và lãi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng.

Theo đó, khi một khách hàng gửi nhiều khoản tiền khác nhau tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm cụ thể nào đó thì các khoản tiền gửi này sẽ không được bảo hiểm độc lập. Theo đó hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tối đa là 75.000.000 đồng sẽ bao gồm cả gốc và lãi được áp dụng cho tất cả các khoản tiền gửi của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi năm 2023 như thế nào?

Những loại tiền gửi nào không được bảo hiểm?

Những loại tiền gửi không được bảo hiểm, bao gồm:

(1) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

(2) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

(3) Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi là gì?

Người được bảo hiểm tiền gửi (người gửi tiền) có quyền và nghĩa vụ: được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định; được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn; yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật; có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.

Theo Điều 25 của Luật, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi nhưng tối đa chỉ bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm được Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay

Hiện nay dựa trên báo cáo định hướng các nhà hoạch định chính sách nên chú trọng hơn về các tiêu chí khác ảnh hưởng đến hạn mức bảo hiểm tiền gủi cụ thể như các yếu tố thể chế và văn hóa gồm có yếu tố về  môi trường tài chính, phát triển, khuôn khổ pháp lý, các hành vi văn hóa và niềm tin của người gửi tiền.

Theo số liệu thống kê của WB, hạn mức bảo hiểm tiền gửi tăng mạnh trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính 2008. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ hạn mức bảo hiểm tiền gửi gấp 5,3 lần trên GDP bình quân đầu người tại các nước có mức thu nhập cao, gấp 6,3 lần tại các nước có thu nhập trung bình cao và gấp 5 lần tại các nước có thu nhập thấp.

Niềm tin người gửi tiền: Trong giai đoạn tiền gửi ít có mối liên hệ với các yếu tố ngân hàng cũng như phần đông người gửi tiền chưa có nhận thức về bảo hiểm tiền gửi và hạn mức bảo hiểm tiền gửi, thì niềm tin người gửi tiền chưa có ảnh hưởng nhiều tới việc đưa ra chính sách hạn mức của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà nhận thức của công chúng về tài chính ngân hàng cũng như BHTG ngày càng được nâng cao, người dân ngày càng có điều kiện tiếp cận với thông tin một cách nhanh chóng, thì niềm tin người gửi tiền có tầm quan trọng lớn khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi quyết định đưa ra một chính sách hạn mức.

Tiền gửi được bảo hiểm: Tiền gửi được coi là nguồn vốn huy động qua hệ thống ngân hàng đóng vai trò tạo vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn vốn quan trọng này là vô cùng cấp thiết và hệ thống bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng thông qua chính sách hạn mức bảo hiểm tiền gửi

Rủi ro hệ thống cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng và tác động tới việc xác định hạn mức. Theo đó các quốc gia có hệ thống ngân hàng và năng lực quản trị điều hành kém, không theo kịp các chuẩn mực quốc tế nhìn chung sẽ dẫn tới các ngân hàng nội địa gặp khó khăn và quốc gia đó chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi là khi nào?

Theo quy định, trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.

Luật Bảo hiểm tiền gửi áp dụng với những đối tượng nào?

Luật này áp dụng đối với người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Mục đích của bảo hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.